您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【giải hạng 2 trung quốc】Tham gia CPTPP: Việt Nam sẽ xóa bỏ gần 100% dòng thuế 正文

【giải hạng 2 trung quốc】Tham gia CPTPP: Việt Nam sẽ xóa bỏ gần 100% dòng thuế

时间:2025-01-25 16:38:16 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Các ngành công nghiệp thiết bị vận tải sẽ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.Ảnh: T.TVào năm giải hạng 2 trung quốc

Các ngành công nghiệp thiết bị vận tải sẽ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.	Ảnh: T.T

Các ngành công nghiệp thiết bị vận tải sẽ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: T.T

Vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực,ệtNamsẽxóabỏgầndòngthuếgiải hạng 2 trung quốc sẽ có gần 98% dòng thuế được xoá bỏ. Đó là một trong những nội dung tại dự thảo nghị định Biểu thuế xuất khẩu (XK) ưu đãi, Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019 - 2022 vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.

Thuế XK bãi bỏ theo lộ trình từ 5 - 15 năm

Biểu thuế XK trong CPTPP gồm 519 dòng thuế. Về mức thuế XK ưu đãi, thuế suất trung bình năm 2019 là 19,1%; năm 2020 là 17,4%; năm 2021 là 15,7%; năm 2022 là 14,1%.

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế XK đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế XK, cơ bản theo lộ trình từ 5 - 15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế XK.

Thuế suất thuế XK áp dụng cho giai đoạn 2019 - 2022 theo cam kết như sau: Mexico thông báo sẽ áp dụng thời điểm cắt giảm thuế lần đầu tiên vào ngày hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam (14/1/2019); các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore thông báo áp dụng thời điểm cắt giảm thuế lần đầu tiên vào ngày hiệp định có hiệu lực đối với các nước này (30/12/2018). Trên cơ sở đó, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam sẽ áp dụng cho 2 nhóm nước: Mexico áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu năm thứ nhất; các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu năm thứ hai.

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế XK ưu đãi theo CPTPP là có chứng từ vận tải và tờ khai NK thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên. Yêu cầu cung cấp chứng từ vận tải và tờ khai NK nhằm đảm bảo kiểm soát hàng hóa thực tế được NK vào lãnh thổ các nước theo quy định do quy trình XK không áp dụng được chứng nhận xuất xứ (C/O) như trường hợp NK. Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, trên thực tế hàng hóa XK chưa có các chứng từ vận tải và tờ khai NK thể hiện đích đến như quy định, do đó dự thảo nghị định quy định tại thời điểm này hàng hóa áp dụng mức thuế suất quy định tại Biểu thuế XK hiện hành (không phải thuế suất ưu đãi), sau khi nộp chứng từ vận tải thì được cơ quan quản lý thuế xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định.

Đối với NK, các FTA hiện hành cho phép áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi NK từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa. Trong CPTPP, nếu áp dụng nguyên tắc tương tự của hàng NK cho hàng XK thì có thể cho phép áp dụng thuế XK ưu đãi. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề xuất trước mắt chưa áp dụng thuế XK ưu đãi cho hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan của Việt Nam. Việc áp dụng thuế XK ưu đãi cần thực hiện một thời gian để có đánh giá tác động đầy đủ. Việc không áp dụng thuế XK ưu đãi cho hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan không vi phạm cam kết trong CTPPP.

Thuế NK gần xóa bỏ hoàn toàn từ năm thứ 11 trở đi

Biểu thuế NK gồm 10.216 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 1.442 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số. Về mức thuế NK ưu đãi đặc biệt, thuế suất trung bình năm 2019 là 9,1%; năm 2020 là 7,7%; năm 2021 là 6,3%; năm 2022 là 4,8%.

Về cam kết thuế NK trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế. Theo đó: 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế NK với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Thuế suất ban hành trong dự thảo nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong CPTPP. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho từng năm, từ 14/1/2019 đến hết ngày 31/12/2022.

Theo ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính, CPTPP tạo ra cơ hội cho các mặt hàng XK có thế mạnh của Việt Nam như nông - thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, tham gia hiệp định sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, không quá dựa nhiều vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc… Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới hình thành khi CPTPP có hiệu lực, trong đó có một số ngành có nhiều tiềm năng như điện tử, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa, thiết bị vận tải…

CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, nghị định sẽ được Chính phủ ký ban hành sau ngày hiệp định có hiệu lực, do đó, Bộ Tài chính đã dự thảo quy định về xử lý thuế đối với các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 14/1/2019 đến trước ngày nghị định có hiệu lực, nếu đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt tại nghị định.

Minh Anh