Tháng trước,ọpbànvềvấnđềtăngngânsáchquốcphòtiếp bóng đá nhà cái Đức bắt đầu triển khai một nhóm chiến đấu đến Lithuania, nhóm quân đội đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đến để củng cố hệ thống phòng thủ trên biên giới liên minh phía Đông giáp Nga.
Đây không phải là một lực lượng quá hùng hậu. Đội ngũ ban đầu của Đức gồm 460 binh lính, cùng vài trăm người từ Hà Lan, Luxembourg, Bỉ và Na Uy.
Một số quan chức và cựu quan chức Mỹ đã chế giễu đây là một “tiểu đoàn tí hon”, gọi đây là một minh chứng về sự thất bại của Đức trong việc gánh vác một phần tương xứng trong gánh nặng của NATO. Trong khi Đức biện hộ cho kế hoạch của mình và Mỹ đã rút các khiếu nại chính thức, nó vẫn cho thấy căng thẳng gia tăng giữa các đồng minh khi chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị thúc giục châu Âu dành nhiều hơn cho ngân sách quốc phòng.
“Chúng tôi đã khiếu nại từ năm 1949 rằng các đồng minh châu Âu đang không làm đủ nghĩa vụ của họ”, ông Jim Townsend – người phục vụ trong Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Obama – cho biết. “Đức thực sự là một vấn đề trong vòng 10 năm qua”.
NATO đang đứng trước thời điểm quan trọng. Đã đóng góp vào việc duy trì hòa bình ở châu Âu trong hơn 70 năm, 28 quốc gia đồng minh giờ đây đối mặt với thách thức lớn từ áp lực của Nga ở Ukraine và từ Tổng thống Trump, người gọi tổ chức này là lỗi thời và cho rằng NATO nên tập trung vào chống khủng bố.
Tuần này, các quan chức hàng đầu từ chính quyền mới của Mỹ sẽ đến châu Âu cho sự kiện nhóm họp ở Brussels và hội nghị an ninh ở Munich, nơi các câu hỏi về sứ mệnh và ngân sách của nhóm sẽ được thảo luận sắc nét. Cách các quốc gia thành viên giải quyết sự khác biệt giữa họ sẽ đi một bước dài tiến tới xác định tương lai và chức năng của NATO.
Ông Trump đã cảnh báo, ông sẽ gia tăng áp lực mới thúc đẩy đạt được các yêu cầu từ lâu của Mỹ, buộc châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. “Chúng tôi chỉ yêu cầu rằng tất cả các thành viên NATO đóng góp tài chính đầy đủ và tương xứng cho Liên minh NATO, việc mà nhiều người trong số họ đang không làm được”, ông Trump nói trong một bài phát biểu vào tuần trước tại căn cứ không quân MacDill ở Tampa.
Hôm thứ Ba, Tổng thư ký NATO đã công bố các đồng minh NATO ở châu Âu và Canada đã nâng chi tiêu quốc phòng tổng cộng 10 tỷ USD trong năm ngoái, đạt 3,8% và lớn hơn mức kỳ vọng ban đầu.
Mỹ đã chi 664 tỷ USD hàng năm cho quân đội, hay 3,61% GDP, đứng đầu trong cả hai chỉ tiêu về số lượng và phần trăm GDP trong các nước NATO. Khoản chi của các thành viên khác nằm trong khoảng từ không có gì như Iceland, đến 60,3 tỷ USD chi bởi Anh.
Đức – trung tâm kinh tế của châu Âu, đã chi khoảng 40 tỷ USD, hay 1,2% GDP cho quốc phòng. Mỹ đã liên tục thúc ép Đức tăng lên 2% GDP cho quốc phòng trong hơn một thập kỷ.
Gần đây nhất, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cố gắng thúc đẩy quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình của mình thu hẹp khoảng cách. Trong tháng Mười Một, Quốc hội Đức đã đưa ra mức tăng lớn nhất trong hơn một thập kỷ cho chi tiêu quốc phòng, tăng 8% lên 37 tỷ Euro (39 tỷ USD). Các quan chức chính phủ Đức cho biết họ sẽ thúc đẩy gia tăng hơn nữa trong những năm tới. Các đồng minh ghi nhận nếu Đức muốn đạt được chỉ tiêu 2% GDP của NATO, nước này cần tăng thêm hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Các quan chức chính quyền, trong đó có Phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, sẽ đến Châu Âu trong tuần này để đưa đến một thông điệp trấn an, đồng thời cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen – có lẽ là chính trị gia Đức ủng hộ tăng chi tiêu quốc phòng nhất – đã đến Washington thứ Sáu tuần trước để trình bày kế hoạch quốc phòng chi tiết và kêu gọi một khoản gia tăng ngân sách quốc phòng phù hợp.
“Đây là một yêu cầu công bằng”, bà nói trong chuyến thăm Washington. “Nếu chúng ta muốn cùng nhau giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới, cụ thể là các cuộc chiến chống khủng bố, và tạo ra một nền tảng vững chắc cho Liên minh, tất cả mọi người cần phải đóng góp phần của mình”.
Tổng chi tiêu quốc phòng của NATO năm 2016 là 900 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp phần lớn, vượt xa các thành viên khác./.
Ngọc Trang (theo Wall Street Journal)