【bxh bỉ】Thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Công tác phối hợp chưa phát huy hiệu quả
Tuy nhiên,ựcthiquyềnsởhữutrítuệCôngtácphốihợpchưapháthuyhiệuquảbxh bỉ thời gian qua, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT còn nhiều hạn chế, trình tự, thủ tục giải quyết xâm phạm quyền SHTT còn rườm rà, vướng mắc.
Hiệu quả hạn chế
Theo Bộ KH&CN, từ khi có Luật SHTT và Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn II (2012-2015, gọi tắt là Chương trình 168 giai đoạn II) được ký kết, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đã đạt được những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương. Trong phạm vi cả nước, việc thanh tra, kiểm tra từ khâu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng đã được các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ. Đặc biệt, tại biên giới, công tác kiểm soát ở các cửa khẩu đã được lực lượng Hải quan triển khai cùng với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng khác.
Tuy nhiên, việc phối hợp thực hiện giữa các lực lượng thực thi trong việc phòng, chống và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến SHTT vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong đó, hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thực hiện đồng bộ, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu nâng cao nhận thức cho cộng đồng DN trong việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình và tôn trọng quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp xử lý xâm phạm quyền SHTT giữa các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi còn chưa kịp thời, thiếu hiệu quả.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống pháp luật Việt Nam về thực thi quyền SHTT tương đối đầy đủ, hiện đại và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, phải kể đến Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật SHTT, Luật Cạnh tranh, Luật Xử lý vi phạm hành chính và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan khác nhau có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT như Thanh tra KH&CN, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Tòa án và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; việc xử lý được thực hiện bằng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát tại biên giới.
Mặc dù vậy, công tác xử lý các hành vi vi phạm SHTT tại Việt Nam có nhiều phức tạp. Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT thừa nhận, pháp luật về SHTT tại Việt Nam được thực thi chủ yếu bởi các cơ quan hành chính thay vì tòa án như thông lệ của nhiều nước trên thế giới. Thực tế, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT còn ở mức độ đơn lẻ, theo vụ việc và không mang tính hệ thống, thường xuyên với những cách thức, biện pháp và mục tiêu đã được xác định trước cho toàn bộ hệ thống. Do đó, còn phát sinh các vấn đề chồng lấn giữa hệ thống hành pháp và tư pháp, đồng thời khó khăn trong việc phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền trong việc xử lý các hành vi xâm phạm.
Có cùng quan điểm, đại diện Tổng cục Hải quan nhấn mạnh thêm vai trò của các chủ thể quyền trong việc phối hợp với các cơ quan thực thi nhằm ngăn chặn xâm phạm quyền SHTT chưa được phát huy. Ông Nguyễn Văn Thủy, Đội trưởng Đội Kiểm soát bảo vệ quyền SHTT, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho rằng, các hành vi xâm phạm quyền SHTT rất tinh vi và đa dạng. Không chỉ các mặt hàng rẻ tiền mà thậm chí các mặt hàng cao cấp có giá trị cao cũng bị xâm phạm khiến các cơ quan thực thi đôi khi còn phải lúng túng trong việc phân biệt thật - giả. Do vậy, để chống lại việc xâm phạm quyền SHTT, trước hết cần sự nỗ lực từ cả DN và cơ quan bảo đảm quyền và cơ quan thực thi. Không ai biết rõ hơn sản phẩm bằng chính các chủ thể quyền. Sự chia sẻ thông tin của các chủ thể quyền sẽ giúp cơ quan Hải quan và các cơ quan thực thi khác thực hiện tốt nhiệm vụ, giúp các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm quyền SHTT, nhưng ở Việt Nam sự phối hợp này là chưa nhiều.
Số liệu được đưa ra tại hội nghị tổng kết Chương trình 168 giai đoạn II do Bộ KH&CN tổ chức mới đây, qua 4 năm thực hiện mới chỉ xử phạt hành chính được gần 97 tỷ đồng. Con số này cho thấy hiệu quả chưa tương xứng với một chương trình hành động mà 9 bộ, ngành cùng tham gia. Nói về những tồn tại này, đại diện Bộ KH&CN thừa nhận, cơ chế cập nhật, trao đổi thông tin giữa các đơn vị còn thiếu sót, chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác thực thi. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng hiệu quả công tác phối hợp của các bộ, ngành trong việc phòng, chống xâm phạm quyền SHTT là đáng ghi nhận, khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết quốc tế về SHTT khi gia nhập WTO và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
Tích cực vào cuộc
Để công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc thực thi quyền SHTT có hiệu quả, đại diện Bộ KH&CN cho rằng, trước hết phải có một cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu gia tăng về bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (như Việt Nam - EU, Hiệp định TPP), Việt Nam cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật SHTT về bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, quyền tác giả, NK song song và đặc biệt là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống thực thi quyền SHTT. Với những yêu cầu đó, Chính phủ Việt Nam cùng toàn bộ hệ thống bảo hộ và thực thi quyền SHTT cần phải có những chuyển biến cơ bản để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ngày càng cao của Việt Nam.
Trong đó, Chính phủ cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ thực thi phù hợp, có khả năng chống lại nạn hàng giả, hàng hóa vi phạm quyền SHTT một cách hiệu quả, kịp thời, trên phạm vi rộng để có thể thực sự ngăn chặn được tình trạng vi phạm quyền SHTT. Nâng cao kiến thức cho các cơ quan hành chính và tư pháp để có thể xử lý được các vụ việc với tính chất phức tạp, chẳng hạn như các vụ vi phạm bằng sáng chế và cạnh tranh không lành mạnh... Đặc biệt, sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt, tích cực và hiệu quả giữa các bộ, ngành trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức thanh tra, kiểm tra về SHTT, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm SHTT thuộc phạm vi quản lý có ý nghĩa quan trọng và đóng vai trò then chốt. Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền nhằm phát huy và bổ sung thế mạnh cho nhau, mang lại hiệu quả tốt nhất. Và đặc biệt là nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là DN và các chủ thể quyền trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái để công tác thực thi được hiệu quả hơn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2010-2015, cơ quan Hải quan đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.800 lượt đơn yêu cầu giám sát hải quan về SHTT, chống hàng giả; tiếp nhận, xử lý và cập nhật liên quan đến khoảng 650 đối tượng quyền SHTT. Chỉ tính riêng trong năm 2015, lực lượng Hải quan đã tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu và ra công văn chấp nhận giám sát SHTT tại biên giới đối với 250 đối tượng quyền SHTT các loại. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 66 vụ, xử lý hình sự 2 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm đạt gần 30 tỷ đồng, thu nộp NSNN 5,8 tỷ đồng. |
相关文章
Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
Trưa nay (31/8), trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Văn Minh – Phó Ban Quản l&y2025-01-27Soi kèo phạt góc Verona vs Venezia, 01h45 ngày 5/10
Soi kèo phạt góc Verona vs VeneziaKÈO: 0:1Trận đấu giữa Verona vs Venezia thuộc2025-01-27Soi kèo góc Wolverhampton vs Liverpool, 23h30 ngày 28/9
Soi kèo góc hiệp 1 Wolverhampton vs Liverpool- Kèo chấp góc hiệp 1 (1 1/2025-01-27Soi kèo góc Chelsea vs Brighton, 21h00 ngày 28/9
x- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Chelsea vs Brighton: 0:1/2, 5Chelsea được2025-01-27Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
Nhấp chuột để xem kích thước chuẩnTrong quý 3 tính đến ngày 1/7 vừa qua, doanh thu của Apple đã tăng2025-01-27Soi kèo góc Brentford vs Wolves, 21h00 ngày 5/10
- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Brentford vs Wolves: 0:3/4, 5Brentford đượ2025-01-27
最新评论