Thế giới đã chi 17 tỷ USD cho việc hiện đại hóa nông nghiệp
Đây là một thông tin quan trọng vừa được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo quốc tế “Nông nghiệp thông minh: tiềm năng và hiện thực” vừa được tổ chức chiều 25/11 tại Hà Nội.
Theđẻket qua bong đá hôm nayo TS Lê Quý Kha - nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Việt Nam đã nói nhiều về nông nghiệp 4.0 nhưng chưa làm được bao nhiêu, trong khi đó, Nhật Bản đang bàn đến nông nghiệp 5.0, sử dụng robot thông minh và trí tuệ nhân tạo.
Đối với nông nghiệp thông minh, theo nghiên cứu của Grand View Research, thế giới đã tiêu dùng hơn 13 tỷ USD cho công nghệ nhằm giám sát năng suất, lập bản đồ đồng ruộng, kiểm tra sâu bệnh, quản lý tưới tiêu, kho tàng và quản lý lao động trong năm 2020.
Máy bay không người lái của MiSmart - startup nông nghiệp thông minh nổi tiếng tại Việt Nam. |
Từ nay đến năm 2025, máy bay không người lái sẽ là hạng mục nông nghiệp thông minh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (15,38%/năm). Những hạng mục tăng trưởng mạnh tiếp theo là công nghệ quản lý đồng ruộng, quản lý dữ liệu, quản lý tưới tiêu, phân bón và trồng trọt thông minh.
Đến năm 2027, thế giới sẽ tiêu dùng 17,5 tỷ USD cho các trang thiết bị nông nghiệp thông minh. Riêng đối với trí tuệ nhân tạo, công nghệ này được dự đoán sẽ đóng góp lớn cho nông nghiệp thông minh với sự ra đời của những chiếc máy cày không người lái, robot vắt sữa hay những robot tự động thu hoạch.
Theo TS Lê Quý Kha, những chiếc điện thoại thông minh sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nông nghiệp thông minh. Chúng sẽ được dùng để quản lý dữ liệu về điều kiện môi trường, thời tiết, lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất nông nghiệp, giá cả, diện tích đất canh tác và cả việc nắm bắt nhu cầu thị trường nông sản.
Nông dân Việt phải đóng vai trò làm chủ trong nông nghiệp thông minh
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), nông nghiệp Việt Nam không chỉ là trụ đỡ của quốc gia mà còn đảm đương cả trách nhiệm quốc tế. Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện đạt 44 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với con số 36 tỷ USD hồi năm 2017.
Việt Nam muốn tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Điều này đòi hỏi phải có giá trị gia tăng từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến, phát triển thị trường và cả trong những nội hàm về kinh tế số, nông nghiệp thông minh.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). |
Trong việc tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam thời gian tới, người nông dân sẽ đóng vai trò là chủ thể quan trọng nhất. Nông nghiệp thông minh sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của người nông dân.
Theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, người nông dân phải nâng cao năng lực sản xuất, tri thức và năng lực về kỹ thuật số để có phương thức canh tác và tổ chức sản xuất tốt hơn.
Khoa học, công nghệ và sự sáng tạo sẽ giúp người nông dân Việt Nam đóng vai trò làm chủ cho nông nghiệp thông minh. Các nhà làm chính sách, các cơ quan quốc tế, các trường đại học phải hỗ trợ, sát cánh cùng người nông dân trong quá trình đó.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu được khoảng 6,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 3,1 tỷ USD. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Toản, chúng ta mới chỉ đạt được lượng gạo xuất khẩu lớn, trong khi giá trị của hạt gạo lại chưa tương xứng với tiềm năng.
Thị trường gạo thế giới hiện có quy mô khoảng 40 tỷ USD. Trong thị trường đó, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển thông qua việc đầu tư sâu vào công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm khác từ hạt gạo để tăng giá trị và chinh phục thị trường thế giới.
Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp thông minh, đặc biệt trong công nghiệp chế biến để gia tăng chất lượng nông sản. |
Việt Nam cần tiếp cận nông nghiệp thông minh theo hướng làm sao để phát triển công nghiệp chế biến, cập nhật thông tin thị trường, xây dựng hạ tầng số, giảm chi phí logistic hoặc giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cần lưu tâm là chi phí đầu tư cho nông nghiệp thông minh. Ngoài ra, ai sẽ đứng ra hỗ trợ người nông dân trong quá trình chuyển giao đó?
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đang phối hợp với các chuyên gia của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam để chuyển đổi số ngành nông nghiệp ở góc độ thị trường.
Với cách làm này, mỗi người nông dân Việt Nam đều có thể truy cập vào ứng dụng trên điện thoại di động để nắm được thông tin về mùa vụ, thông tin khuyến nông, thị trường.
Hiện 63% người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam được dùng Internet đường xuyên. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể từ đó phát triển nền nông nghiệp thông minh.
Theo vị chuyên gia này, nông nghiệp thông minh còn đòi hỏi phải có tính kết nối, chia sẻ. Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Bộ Thông tin & Truyền thông đã tích cực hướng dẫn, kết nối để đưa các sản phẩm nông nghiệp của người nông dân lên các sàn thương mại điện tử. Đây là cách để nông sản Việt có thể đi xa hơn và lan tỏa nhiều hơn nữa giá trị của mình.
Trọng Đạt
"Ma trận" app truy xuất nguồn gốc bủa vây nông sản Việt
Để nâng cao giá trị nông sản Việt, người nông dân cần tích cực chuyển đổi số và áp dụng nghiêm việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, thế nhưng các giải pháp này lại đang tồn tại theo kiểu “trăm hoa đua nở”.