Lời toà soạn:TikTok đang trở thành một "vấn nạn" với đầy nội dung nhảm nhí,áchTrungQuốcchếngựkết quả bóng đá nữ việt nam xuyên tạc, vi phạm pháp luật. Đi kèm đó là tình trạng tin giả tràn lan và các thông tin "nhạy cảm" về chính trị. Đáng chú ý thuật toán của nền tảng này lại cổ vũ cho điều đó xảy ra và nguy hiểm hơn khi người dùng TikTok đều là người trẻ. Báo VietnamNet xin chuyển đến độc giả loạt bài phản ánh về những "vấn nạn" trên nền tảng này. Trong bối cảnh TikTok đang lâm vào thế “thập diện mai phục” trên toàn cầu, người anh em Douyin tại Trung Quốc vẫn hoạt động sôi nổi tại quê nhà. TikTok và Douyin là hai ứng dụng video ngắn của ByteDance, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh. Cũng như các công ty mạng xã hội khác, ByteDance phải tuân thủ nhiều bộ luật, quy định và chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước như Cục Quản lý phát thanh và truyền hình, Cục Quản lý không gian mạng. Những năm gần đây, giới chức Trung Quốc liên tục đưa ra các quy định, biện pháp nhằm làm trong sạch không gian mạng và bảo vệ người dùng, đặc biệt là đối tượng yếu thế như trẻ vị thành niên. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, chính phủ siết chặt kiểm soát Internet và kiểm duyệt nội dung mà giới chức cho là phản cảm, bao gồm khiêu dâm, cờ bạc, tin giả. Năm 2021, Douyin bị phạt hàng chục nghìn NDT vì phổ biến nội dung khiêu dâm và thô tục. Văn phòng quốc gia về Đấu tranh chống nội dung khiêu dâm, bất hợp pháp cho biết một số streamer đã quảng bá nội dung có yếu tố tình dục, hút thuốc, chửi thề hay game chứa cảnh máu me, bạo lực, khủng bố. Họ còn hướng dẫn người dùng vào các nền tảng khác để thực hiện các hành vi phi pháp thông qua số liên lạc WeChat, mã QR. Bộ phận thực thi pháp luật đã yêu cầu nền tảng ngay lập tức cải chính, củng cố biện pháp quản trị nội dung và cấm người dùng đăng nội dung khiêu dâm, phi pháp. Theo văn phòng, việc truyền bá nội dung độc hại trên các nền tảng Internet lớn sẽ có tác động xấu do lượng người dùng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp Internet phải nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ đảm bảo an toàn nội dung. Nguồn tin của tờ SCMP tiết lộ, dù số tiền không lớn, thông điệp mà nhà chức trách gửi đi rất rõ ràng: họ phải tuân theo mệnh lệnh. Năm 2020, hơn 900 báo cáo liên quan đến nội dung khiêu dâm, thô tục trên Douyin đã được gửi đến cơ quan quản lý. Cũng trong năm 2021, ByteDance và Douyin giới thiệu tính năng mới, đó là tạm dừng 5 giây giữa các video sau khi xem trong thời gian dài. Theo SCMP, mục tiêu của nó là giảm nguy cơ gây nghiện của người dùng. Khán giả không thể bỏ qua 5 giây này và phải xem một trong sáu video của ban nhạc Phoenix Legend. Chúng chứa các câu như “bỏ điện thoại xuống đi”, “đi ngủ đi”, “mai còn làm việc”… Tháng 9 cùng năm, Douyin cùng 13 nền tảng nội dung khác của Trung Quốc ký cam kết “tự kỷ luật” trong không gian mạng. Họ đưa ra một danh sách các biện pháp thề giúp đỡ chính phủ thi hành trật tự trên mạng. Theo đó, các công ty sẽ quản lý nghiêm khắc hành vi của bộ phận người hâm mộ (fan) các ngôi sao, người nổi tiếng, dập tắt các tin đồn liên quan. Ngoài ra, còn có những biện pháp kiểm duyệt rộng hơn như nghiêm cấm fan kích động xung đột, gây quỹ quảng bá thần tượng, tổ chức tụ tập trái phép. Fan vi phạm có thể bị chặn, tắt tiếng, đình chỉ hoặc xóa bỏ tài khoản vĩnh viễn. “Các nền tảng tham gia nhất trí rằng, để duy trì môi trường mạng trong sạch và củng cố việc xây dựng nội dung văn hóa trực tuyến, các công ty nên chủ động kỷ luật bản thân hơn nữa”, thỏa thuận viết. Trong tháng 9/2021, Douyin áp đặt giới hạn thời gian cho người dùng dưới 15 tuổi. Cụ thể, đối tượng này chỉ được truy cập nền tảng từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối và chỉ được xem 40 phút. Dù TikTok không phớt lờ những lo ngại xoay quanh việc sử dụng ứng dụng thanh thiếu niên, nó không có các hành động quyết liệt như “chế độ cho giới trẻ” của Douyin. Đó là vì Trung Quốc ngày càng nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng công nghệ của trẻ vị thành niên. Chẳng hạn, Tencent phải sử dụng nhận diện gương mặt để hạn chế thời gian chơi game của trẻ nhỏ. Chính phủ cũng ban hành quy định cấm trẻ em chơi game từ thứ Hai đến thứ Năm. Các nền tảng như Douyin cũng phải xác minh tên thật của mọi người dùng bằng cách yêu cầu khai báo tên, số điện thoại và ID công dân. Sang năm 2022, Trung Quốc tiếp tục đưa ra các luật và quy định mới quản lý doanh nghiệp công nghệ cứng rắn hơn. Từ đầu năm, chính phủ hoàn thiện dự luật quản lý cách công ty sử dụng thuật toán gợi ý, “ma thuật” đứng sau thành công của Douyin và nhiều hãng khác. Doanh nghiệp bị cấm dùng thuật toán gợi ý để làm điều vi phạm pháp luật Trung Quốc; các dịch vụ tin tức được gợi ý phải xin giấy phép và không được cung cấp tin giả; công ty phải thông báo cho người dùng về “nguyên tắc, mục tiêu và cơ chế vận hành cơ bản”của thuật toán gợi ý; người dùng phải được thoát khỏi thuật toán gợi ý… Những ai vi phạm sẽ bị phạt từ 10.000 NDT đến 100.000 NDT. Tháng 3/2022, khi Bắc Kinh tiếp tục siết quản lý nội dung trực tuyến, Douyin công bố quy định mới gồm 10 điểm, có hiệu lực từ 11/3, cấm một số hành vi “moi” tiền trẻ nhỏ của streamer. Ngoài ra, còn không được sử dụng ngôn từ thô tục, xã hội đen, đi ngược lại giá trị đạo đức truyền thống. Ứng dụng đã phạt hàng chục streamer vi phạm. Người lặp lại lỗi 4 lần liên tiếp sẽ bị tước đặc quyền livestream trong ít nhất 1 tuần. Nhìn chung, như bất kỳ nền tảng nào muốn hoạt động trong không gian mạng bị kiểm soát chặt chẽ như Trung Quốc, ByteDance đã xây dựng đội ngũ quản trị nội dung hùng mạnh. Theo LatePost, năm 2020, có khoảng 20.000 người làm kiểm duyệt nội dung cho ByteDance. Công ty đã xóa bỏ gần 684.000 tài khoản quảng bá sản phẩm bất hợp pháp, không đáp ứng tiêu chuẩn, gỡ bỏ 8.700 tài khoản bị cáo buộc quảng bá nội dung khiêu dâm, thô tục, lừa đảo trong khi livestream. Douyin sẽ không muốn rơi vào hoàn cảnh tương tự TripAdvisor và 104 ứng dụng khác bị Trung Quốc “cấm cửa” vào tháng 12/2020 vì truyền bá nội dung “khó chịu, khiêu dâm, bạo lực và bất hợp pháp”. Trong quý III của năm này, nhà chức trách cũng đóng cửa gần 9.000 website phi pháp và phạt các nền tảng lớn như Weibo, Douban, Sohu và NetEase Music vì các hành vi như “không hoàn thành nghĩa vụ quản lý thông tin do người dùng đăng tải”. Bản thân ByteDance từng bị trừng phạt. Trung Quốc nổi tiếng cứng rắn với quản lý nội dung trực tuyến, bất kể nền tảng vi phạm phổ biến đến đâu. Năm 2018, giới chức yêu cầu gỡ ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao của ByteDance khỏi chợ App Store và Google Play vì chứa nội dung khiêu dâm, thô tục. Toutiao là ứng dụng thành công nhất của ByteDance lúc bấy giờ. Ngay hôm sau, Bắc Kinh ra lệnh cho ByteDance đóng cửa vĩnh viễn Neihan Duanzi, nền tảng truyền thông xã hội nơi người dùng chia sẻ nội dung thô thiển. Cục Quản lý phát thanh và truyền hình Trung Quốc cảnh cáo công ty “rút ra bài học và loại bỏ nội dung video tương tự”. Với kinh nghiệm của mình, ByteDance nhanh chóng đáp ứng và tuân thủ quy định từ nhà chức trách để không gặp rắc rối. Với việc Douyin đóng góp phần lớn doanh thu quảng cáo và thương mại điện tử, nếu bị nhà quản lý trừng phạt và xấu nhất là “cấm cửa”, đây sẽ là tổn thất nặng nề đối với ByteDance. Quản chặt việc đăng ký tài khoản và lọc nội dung để làm “sạch” TikTokTheo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng nội dung nhảm nhí, độc hại và lan truyền tin giả… trên TikTok, cần làm chặt việc đăng ký tài khoản của người dùng và lọc nội dung một cách tốt hơn. |