【cúp quốc gia kazakhstan】Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập: Giảm chi thường xuyên cho ngân sách nhà nước
Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Trường (ảnh), Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính xung quanh vấn đề này.
Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập và ban hành hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Qua quá trình thực hiện, ông đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện của các đơn vị cũng như ý nghĩa của việc làm này đối với ngân sách nhà nước (NSNN)?
Tại các băn bản hướng dẫn, Bộ Tài chính đã quy định lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của người dân; từng bước tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Căn cứ tình hình thực tế, các ĐVSNCL được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công. Việc chuyển đổi từ phí sang giá dịch vụ là một bước tiến quan trọng trong đổi mới cơ chế tài chính của các ĐVSNCL góp phần bù đắp chi phí của các đơn vị, giảm chi thường xuyên của NSNN.
Kết quả triển khai cho thấy, về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn, việc chuyển từ phí sang giá dịch vụ không gây xáo trộn lớn đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ và thị trường. Các ĐVSNCL được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (khám chữa bệnh, đào tạo...), phát triển nguồn thu, góp phần giảm chi NSNN; xây dựng các giải pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh các đơn vị đã và đang thực hiện tự chủ một cách hiệu quả, vẫn còn một số đơn vị đang lúng túng trong triển khai. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính các ĐVSNCL và đẩy mạnh xã hội hóa đối với một số loại hình dịch vụ công là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực sự nghiệp công còn chậm, chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình.
Bên cạnh đó, công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương chính sách đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL và khuyến khích xã hội hóa còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện và áp dụng các chính sách gặp nhiều khó khăn và không thống nhất. Một số tổ chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chưa chủ động chuyển các ĐVSNCL sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Đặc biệt, thực tế cho thấy, việc thực hiện xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công còn chậm; mức độ phổ cập xã hội hóa trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công là không đồng đều, thường chỉ tập trung ở một số lĩnh vực, loại hình dễ thu lợi nhuận và tập trung ở các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển.
Để đẩy mạnh từ chủ tài chính đối với các ĐVSNCL, Bộ Tài chính sẽ có những giải pháp nào để hỗ trợ các đơn vị, thưa ông?
Bộ Tài chính đang hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ đối với các ĐVSNCL theo chủ trương nêu tại Nghị quyết số 19 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trong các ngành, lĩnh vực để thực hiện một cách tổng thể, toàn diện các nội dung về đổi mới cơ chế hoạt động của ĐVSNCL và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công. Việc hoàn thiện cơ chế phân bổ NSNN theo hướng đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát NSNN cũng được chú trọng. NSNN bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu và đối với các ĐVSNCL ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Đặc biệt, NSNN sẽ chuyển từ hỗ trợ cho các ĐVSNCL sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Mục tiêu trong giai đoạn từ nay đến năm 2021, phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho các ĐVSNCL so với giai đoạn 2011 - 2015; đến năm 2025, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho ĐVSNCL so với giai đoạn 2016 - 2020; đến năm 2030, giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ NSNN cho ĐVSNCL so với giai đoạn 2021 – 2025; khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đóng góp xây dựng quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Bộ Tài chính cũng sẽ đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế đặt hàng cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công gắn liền với nhu cầu sử dụng, với số lượng, chất lượng cụ thể để đảm bảo hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước, tránh lãng phí; có lộ trình cụ thể thực hiện cơ chế đầu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN để tạo điều kiện cho cơ sở ngoài công lập cùng tham gia cung cấp; giảm dần các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, giao kế hoạch.
Xin cảm ơn ông!
- 最近发表
-
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- Nguyễn Thị Oanh vượt thành tích Asiad, vô đối ở giải quốc gia
- GELEX gần về đích lợi nhuận năm 2024
- Nhiều vấn đề cần thống nhất về khai báo định mức hàng gia công, sản xuất XK
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- Kết quả bóng đá Ngoại hạng Anh 2023/24
- Khởi tố 3 đối tượng liên quan sai phạm tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai
- Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng 2,6 lần
- Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- Kết quả bóng đá mới nhất hôm nay 10/10/2023
- 随机阅读
-
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- Động thái của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc
- Kinh tế vĩ mô
- Chứng khoán hôm nay (12/8): VN
- Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- CII: Lãi ròng đạt 129 tỷ đồng quý II, hoàn thành 64% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
- Chứng khoán hôm nay (19/7): Lực bán tăng, cầu mua yếu, VN
- Kinh nghiệm "hậu kiểm" với doanh nghiệp gia công may mặc tại Hải quan Hà Giang
- Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- Thị trường UpCoM tháng 7/2024: Giao dịch giảm mạnh, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 199 tỷ đồng
- Quảng Nam: Phát hiện xe khách chở gần 5.000 viên pháo lậu
- Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- Đà Nẵng: Tạm giữ hơn 7.800 sản phẩm thuốc lá điện tử và phụ kiện không hóa đơn chứng từ
- Người lao động tố Công ty Cổ phần CONRIC Phú Yên không trả lương và không đóng bảo hiểm xã hội
- Thanh Hóa: Một chiến sĩ Cảnh sát giao thông bị thương khi làm nhiệm vụ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/10/2023
- Thép Pomina bị xử phạt do vi phạm công bố thông tin
- Quý II/2024, KienlongBank hoàn thành 69% kế hoạch năm
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Thủ tướng chủ trì hội nghị Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững
- Đã thực hiện theo đúng hợp đồng
- Truy tố Phan Văn Anh Vũ liên quan đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á
- Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Đề xuất độ tuổi hành nghề của công chứng viên đến 70 tuổi
- Đấu tranh với tội phạm mua bán bào thai
- Cần “điểm mặt chỉ tên”, rõ trách nhiệm trong chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Người cao tuổi là nguồn lực vô giá, rường cột của gia đình và xã hội
- Cần Thơ: Nan giải việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng
- Vi phạm trong khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp diễn ra nghiêm trọng
- Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ cắt giảm 17 tổng cục, tăng lương cho công viên chức