您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch bóng đá cúp đức】Cách mạng 4.0 sẽ tạo ra những doanh nghiệp tỷ USD

Cúp C1636人已围观

简介Tại hội thảo "Kinh tế số và Chính sách an ninh mạng Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội, chủ đề cách mạ ...

an ninh

Tại hội thảo "Kinh tế số và Chính sách an ninh mạng Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội,áchmạngsẽtạoranhữngdoanhnghiệptỷlịch bóng đá cúp đức chủ đề cách mạng 4.0 với các doanh nghiệp tỷ USD đã được một số diễn giả đưa ra thảo luận. Ảnh: Văn Nam.

Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN. PV: Theo ông, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Ông Nguyễn Quang Đồng: Theo đánh giá của giới chuyên gia, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đã và đang mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm. Nó cũng góp phần tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ, mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Riêng đối với Việt Nam, cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo ra nhiều lợi điểm cho chúng ta, bởi nền kinh tế Việt Nam sẽ không cần bỏ vốn, không cần đầu tư công nghệ quá nhiều. Chúng ta chỉ cần sử dụng nguồn dữ liệu người dùng kết nối chia sẻ, thừa hưởng lại bước tiến công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới là đã có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế. Ông Nguyễn Quang Đồng Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam là chúng ta phải xây dựng được một cơ sở hạ tầng đủ mạnh, tập trung vào việc tích hợp dữ liệu lớn (big data). Từ đó, cung cấp dịch vụ dữ liệu, công cụ truyền dẫn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong các lĩnh vực liên quan như: tài chính - ngân hàng, hành chính công, chính phủ điện tử,… Nếu triển khai tốt nhiệm vụ trên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự sẽ là cơ hội giúp kinh tế Việt Nam có những đột phá tăng trưởng mới. PV: Ông nghĩ sao về mặt trái phát triển trong nền kinh tế số, khi còn khá nhiều lỗ hổng trong quản lý an ninh mạng hiện nay? Ông Nguyễn Quang Đồng: Theo tôi, thực tế này đã được ghi nhận và chứng minh, bởi không gian số mang đến cơ hội vô cùng to lớn cho sự phát triển vượt bậc của nhân loại, nhưng mặt trái của nó, vấn đề đảm bảo an toàn an ninh mạng tồn tại nhiều thách thức. Đơn cử tại Việt Nam, vấn đề bảo mật quyền riêng tư của mỗi cá nhân trên hệ thống mạng xã hội chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Khi không gian mạng càng phát triển, sự vi phạm riêng tư cá nhân càng trở nên rõ rệt, trầm trọng hơn. Trong nền kinh tế số, vấn đề an ninh mạng không còn nằm trong phạm vi một quốc gia, mà nó có ảnh hưởng đến từng chính phủ nước sở tại, thậm chí lan tỏa xuyên biên giới. Câu chuyện lộ thông tin người dùng của đại gia công nghệ thế giới Facebook là ví dụ nhãn tiền. Hiện tại ở Việt Nam, các chế tài luật điều chỉnh trong nền kinh tế số, an ninh mạng vẫn chưa thực sự đầy đủ. Dự thảo Luật An ninh mạng đã được xây dựng, tuy nhiên trong quá trình xây dựng dự thảo luật này, lại đẻ ra câu chuyện phải có chứng chỉ an ninh mạng. Đây thực chất là loại “giấy phép con công nghệ”, nếu áp dụng vô hình chung các doanh nghiệp công nghệ lại mất thêm một khoản chi phí “đi học” để có tấm bằng trên. Tôi cũng được biết, trên thế giới, ngay cả quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Bộ luật An ninh mạng cũng là một trong những bộ luật khá nhạy cảm, có tốc độ điều chỉnh nhiều nhất và cập nhật thường xuyên với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ. Về vấn đề này, Việt Nam cần xây dựng một kịch bản chiến lược quốc gia để quản lý câu chuyện an ninh mạng trong nền kinh tế số đang bùng nổ như hiện nay. Thậm chí, nên có những chế tài hình sự đủ sức răn đe ngăn chặn những hành vi sai trái gây nguy hại cho cộng đồng, xã hội. Ngoài ra, cần có sự chung tay vào cuộc của Chính phủ, bộ, ngành liên quan, cùng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mạng, truyền thông số. PV: Có ý kiến cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những doanh nghiệp tỷ USD tại Việt Nam. Quan điểm của ông ra sao? Ông Nguyễn Quang Đồng: Theo các chuyên gia, nếu trước đây chúng ta thường phải mất khoảng 20 năm để hình thành nên một doanh nghiệp tỷ USD, thì hiện tại chỉ mất 1 - 1,5 năm để đạt tới con số này. Vấn đề quan trọng trong thời đại số là các doanh nghiệp phải làm chủ, nắm bắt chuyên sâu về công nghệ. Trên thực tế, nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam về CNTT&TT như: Viettel, FPT,… đã là những doanh nghiệp tỷ USD không chỉ đầu tư phát triển công nghệ số trong nước, mà đã trở thành các nhà đầu tư quốc tế ở nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Slovakia, châu Phi, Peru… Đây thực sự là những mũi nhọn công nghệ, đóng góp lớn vào tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai. PV: Xin cảm ơn ông! "Theo xu hướng công nghệ, hiện Việt Nam đã có 3G, 4G, nhưng đề cập đến mạng 5G cũng không còn là quá sớm. Bởi theo tính toán của Ericsson, tại Việt Nam tổng doanh thu viễn thông của các nhà mạng trong năm 2017 đã đạt 16 tỷ USD. Với việc áp dụng 5G, các nhà mạng của Việt Nam có thể tăng hơn gấp đôi doanh thu vào năm 2023", ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Lào và Cambodia nhận định.

Văn Nam (thực hiện)

Tags:

相关文章