Dù tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức phức tạp nhưng Việt Nam đã có những hành xử phù hợp trong mọi tình huống. Đây là đánh giá chung của nhiều chuyên gia quốc tế khi thảo luận về những thách thức liên quan đến an ninh,ốctếViệtNamhnhxửtchcựctrongvấnđềBiểnĐda truc tiep an toàn trên Biển Đông trong bối cảnh trong thời gian gần đây Trung Quốc liên tục có những hành động làm leo thang căng thẳng khiến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới buộc phải lên tiếng và có những phản ứng quyết liệt. Hành xử chủ động theo luật pháp quốc tế Tiến sĩ Stanley Weeks, chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn Ứng dụng Khoa học Quốc tế (SAIC). Tiến sĩ Stanley Weeks, chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn Ứng dụng Khoa học Quốc tế (SAIC) chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ công nghệ cho Chính phủ Mỹ, khẳng định: “Việt Nam luôn nhất quán trong việc chỉ ra những hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên sử dụng sức mạnh quân sự để chèn ép các nước khác một cách phi pháp. Điều này cho thấy, Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế và điều này cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đây là cách làm rất có hiệu quả của Việt Nam. Trong mỗi trường hợp cụ thể, Việt Nam lại có cách phản ứng thích hợp, trong đó có cân nhắc đến tình hình chung. Điều này khiến tình hình Biển Đông dù có những lúc căng thẳng nhưng luôn được hạ nhiệt kịp thời”. Các chuyên gia cũng ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc thắt chặt tình đoàn kết trong ASEAN để đối phó với những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh nhiều nước ASEAN đang chịu áp lực không nhỏ từ Trung Quốc và có quan điểm hết sức khác biệt về cách thức hành xử với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh. Ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh, nhận định: “Điều này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng về ngoại giao của Việt Nam. Sức mạnh của ASEAN chỉ có thể được bộc lộ khi toàn bộ 10 nước ASEAN cùng có chung tiếng nói chứ không phải là chia rẽ theo lợi ích của từng quốc gia”. Luôn sẵn sàng cho việc khởi kiện Trung Quốc Ông Bill Hayton khuyến nghị, nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành vi gây bất ổn ở Biển Đông như việc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam thì Việt Nam có thể tính đến các biện pháp pháp lý. Trong trường hợp này, lẽ phải thuộc về Việt Nam và Việt Nam nắm chắc cơ hội chiến thắng. Ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI). Trong khi đó, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI), cho rằng, Trung Quốc có thể ngang nhiên thực hiện những hành vi sai trái ở Biển Đông là bởi Trung Quốc tự tin vào tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực. Chính vì thế, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam cần tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc bằng vũ lực. Thay vì thế, ông Greg Poling chia sẻ quan điểm với ông Bill Hayton rằng, nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, Việt Nam có thể tính đến việc khởi kiện Trung Quốc hoặc ít nhất là đe dọa khởi kiện Trung Quốc. “Việt Nam có thể đe dọa khởi kiện Trung Quốc để buộc Trung Quốc phải tiến hành đàm phán theo hướng tích cực hơn với Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chấp nhận đàm phán, Việt Nam hãy khởi kiện. Các biện pháp đàm phán song phương sẽ không có hiệu quả nếu Trung Quốc chỉ chăm chăm quan tâm đến lợi ích đơn phương của mình và không chịu nhượng bộ”, ông Poling đề xuất. Ông James Kraska, Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ. Theo ông James Kraska, giáo sư luật hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, Việt Nam cũng cần tiếp tục tăng cường năng lực quốc gia và đẩy mạnh việc hợp tác chặt chẽ về nhiều mặt với các đối tác có ảnh hưởng lớn trên thế giới để nhận được sự ủng hộ tích cực từ nhiều phía trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền hợp pháp của nước này ở Biển Đông thay vì phải đơn độc đối đầu với Trung Quốc. “Nếu Việt Nam có thể tiến hành các dự án thăm dò dầu khí ngoài khơi với các đối tác như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản hay Australia, điều này sẽ gây tác động không nhỏ đến những toan tính của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”, ông Kraska gợi ý. Một biện pháp khác mà Việt Nam có thể làm là phối hợp với các nước ASEAN đẩy nhanh tiến trình ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, năm 2020 là thời điểm thích hợp để đẩy nhanh tiến độ đàm phán bởi khi đó Việt Nam nắm quyền Chủ tịch ASEAN nên tiếng nói sẽ rất có trọng lượng trong hiệp hội. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc này cũng không hề dễ dàng bởi Trung Quốc không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý một khi nước này đặt bút ký vào COC. Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận làm điều này nếu họ hoàn tất được quá trình quân sự hóa và tiến tới kiểm soát Biển Đông. Khi đó hoặc COC sẽ không còn nhiều giá trị như mục đích ban đầu mà các quốc gia trong khu vực hướng đến hoặc những điều khoản trong COC sẽ trở nên có lợi cho Trung Quốc. Theo VOV.VN |