发布时间:2025-01-11 08:02:58 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Khơi thông dòng vốn,ơitrongdòngxoátlbd hom nay hỗ trợ hồi phục kinh tế trong các tháng cuối năm Điều chỉnh chính sách tiền tệ, phối hợp gỡ khó cho doanh nghiệp Kinh tế - xã hội 7 tháng có nhiều “điểm sáng”, tiếp tục ưu tiên 3 động lực tăng trưởng |
Các chuyên gia thảo luận tại diễn đàn. |
Doanh nghiệp, nhà đầu tư đang "ngụp lặn" tìm cơ hội
Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức chiều 8/8, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương dự báo, trong những tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ cả tình hình thế giới, khu vực biến động khó lường và những hạn chế, khó khăn trong nội tại của nền kinh tế.
Các chuyên gia cho rằng, môi trường kinh tế hiện nay giống như một “dòng xoáy” buộc các nhà đầu tư, kinh doanh phải ngụp lặn để truy tìm cơ hội. Tuy vậy, những cơ hội ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ khi có nhiều thêm những biến số phức tạp và khó giải mã. |
Với những khó khăn như vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, cần phải có cái nhìn toàn cảnh về kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ để đưa ra giải pháp nhằm phát triển các thị trường này, hỗ trợ hệ thống tài chính - ngân hàng, các công ty chứng khoán, cộng đồng doanh nghiệp nói chung… vượt thách thức, đón bắt cơ hội, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc, phát triển…
Nói về khó khăn của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, mặc dù Thủ tướng và Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhưng trên thực tế những cải cách về môi trường kinh doanh bên trong chưa đủ để bù đắp khó khăn từ bên ngoài. Thậm chí, có những cải cách còn tạo nên nhiều rủi ro, chi phí, bất định hơn.
Dẫn chứng, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, các quy định về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy động chạm đến tất cả các ngành trong nền kinh tế, làm tăng chi phí tuân thủ cực kỳ cao và mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã lên tiếng nhưng vẫn không thay đổi. Điều này không chỉ gây bức xúc cho doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa thì nói đến những khó khăn khi doanh nghiệp đang phải vay ngân hàng với lãi suất cao. Vị chuyên gia này nêu ví dụ về một doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời đang vay vốn tại một ngân hàng lớn với mức lãi suất dù đã được giảm từ 17%/năm xuống dưới 15%/năm nhưng vẫn là quá cao, khiến doanh nghiệp phải vất vả để cân đối các chi phí tài chính.
Theo ông Nghĩa, vào giai đoạn khủng hoảng, nhiều quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm hoặc lùi lại yêu cầu về tài sản thế chấp và chỉ giữ yêu cầu chứng minh khả năng trả nợ. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị yêu cầu tài sản thế chấp, có doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang châu Âu, doanh thu năm 2022 là 10 tỷ đồng, năm nay dự kiến đạt 20 tỷ đồng nhưng hạn mức tín dụng vẫn không thay đổi, vì ngân hàng thẩm định khoản vay dựa trên tài sản thế chấp và khả năng trả nợ.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, một trong những nguyên nhân khiến lãi suất vẫn đang khá cao là do ngành ngân hàng vẫn đang phải dè chừng biến động tỷ giá. Nhưng hiện tỷ giá đang có nhiều yếu tố hỗ trợ nên sẽ không có biến động mạnh, tỷ giá ổn định là điều kiện để thị trường tài sản, thị trường chứng khoán có thể ổn định và phục hồi nhẹ. Hơn nữa, vị này cũng dự báo, nhiều khả năng các quốc gia phát triển sẽ dừng tăng lãi suất và giảm lãi suất từ cuối năm sau do lạm phát đang giảm nhanh hơn dự báo, đây là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp.
Gỡ khó cho doanh nghiệp, tăng độ mở cho đầu tư
Từ những vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, để kinh tế Việt Nam có thể trụ vững và tiếp tục tăng trưởng, để khu vực doanh nghiệp được tiếp sức vượt qua khó khăn, thì sự vững mạnh của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có ý nghĩa rất quan trọng.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn quan trọng, song cũng cần lưu tâm hơn đến tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trong đó, cần cải thiện tiếp cận vốn và cả khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng suất lao động; mạnh dạn ban hành quy định về cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới (fintech, kinh tế tuần hoàn). Đồng thời là thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, nghiên cứu, đàm phán nâng cấp một số FTA của ASEAN. Hành động cụ thể là đơn giản hóa thủ tục cấp C/O, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại.
Đặc biệt, ông Nguyễn Anh Dương lưu ý cần thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, trong đó cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia một số lĩnh vực, liên kết vùng trong thu hút FDI…
Riêng về tài chính, các chuyên gia cho rằng, trong một môi trường đầu tư đã thiết lập trạng thái mới nhưng không hề dễ thích ứng thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần những cố vấn tài chính chuyên nghiệp để tiếp cận các kênh đầu tư hiện đại, đầy tiềm năng với tỷ suất sinh lời cao nhưng giảm bớt được rủi ro.
相关文章
随便看看