【tỷ lệ vô địch c1】Xột xạo ốc cay...

  发布时间:2025-01-25 16:44:50   作者:玩站小弟   我要评论
"Mạ Thúy" bên gánh ốc ban trưa“Cái ốc ni” bị họ mò từ lâu đời rồi. Chắc phải từ cái thời mà tôi còn tỷ lệ vô địch c1。

"Mạ Thúy" bên gánh ốc ban trưa

“Cái ốc ni” bị họ mò từ lâu đời rồi. Chắc phải từ cái thời mà tôi còn là con lăng quăng trong bụng mà mẹ kể là thèm ăn muốn chết.  "Đoạn nớ ốc còn nhiều,ộtxạoốtỷ lệ vô địch c1 chơ mô có khó tìm như chừ". Nên tôi đoán hồi xưa, món ni chắc rẻ dữ lắm. Ốc Huế khác với ngoài Bắc hay trong Nam, ở đó họ chỉ luộc qua với sả, lá chanh, nên với mình thì lạt phẹt. Tôi không hẳn là chê, mà có lẽ là 22 năm, đã quen với cái mặn đậm đà, hít hà của Huế. Nhiều lúc nghĩ, người Huế mình ít nói rứa chơ chan chứa quá chừng, thành ra cả nồi ốc cũng phải làm cho đậm. Ăn một lần là nhớ mãi. Dù không phải vì ngon, thì cũng vì cay.

Mẹ tôi là sinh ra ở miền Bắc, nhưng sống cả đời ở cái đất chứa chan này, nên đôi lần trong chuyến công tác ra Hà Nội mẹ ăn, tôi vẫn nghe bảo “mẹ thích cái đậm đậm ở nhà mình hơn”. Mà cũng phải, nồi ốc bé tí hin mà trộn biết bao nhiêu ruốc, hành, ớt, mắm, sả, cứ đợi hắn sôi ùng ục lên, thì không thấm, không mặn cũng khó. Lúc tới quán, lâu lâu tôi lại thấy mấy dì mở vung, nheo mắt đảo đảo hoài, tôi cũng không chắc cái tên “ốc xào” lấy từ đâu, nhưng họa chăng là cái tương đương của hành động này với cách mệ ở nhà xào rau, xào thịt. Mệ đoạn dạy nấu ăn thì tâm đắc lắm vì “món chi cũng rứa, mần ri hắn mới thấm được”.

Ốc Huế có cái vị cay nồng mà Hà Nội, Sài Gòn mãi không theo kịp 

Huế nhỏ, quán ốc thì quá chừng, cứ vài bước hình như lại có. Dù không phải là chuyên, nhưng cứ chỗ nào có bia, là dễ dàng có ốc. Ngặt nỗi, Huế quán nhậu nhiều nhan nhản, thành ra, ốc cũng đầy, dễ mà tìm kiếm. Nhưng nói cho phải, thì mấy dân ăn uống vẫn thường tìm cho được mấy quan trứ danh. Nhiều lúc không chỉ để ăn của ngon, mà còn là nếm cái mùi đông đông, chật chật hay đợi đợi.

Nói đông nhất, thì ốc Minh Nghĩa là trùm sò rồi. Từ hồi mới mở ra, chẳng hôm nào tôi thấy nó vắng. Dù có vài hôm lượng khách có ít hơn bình thường, nhưng cũng là mong ước của nhiều quán khác. Ốc Minh Nghĩa không phải chỉ ngon, mà còn nổi tiếng ở chén mắm ớt cay xè, và chút hơi chanh chảnh của mấy dì phục vụ. Nhiều bận vào ăn, gọi muốn mệt, mà thấy mấy dì cứ lướt ngang hoài, có khi còn được tặng vài cái liếc xéo kiểu “gọi chi mà gọi hoài rứa, đây nghe rồi điều không muốn trả lời thôi”. Mấy đứa bạn tôi chúa bực mình với cái thái độ này, lúc nào ăn xong cũng hậm hực lần sau đi quán khác, nhưng rồi đâu cũng vào đấy, một tuần nghe chảnh cũng phải độ mấy lần. Rồi ốc cầu Vượt cũng nổi tiếng với dân đại học ghê lắm. Quán thì nhỏ, lại tối mù nên bàn ghế đều kê ngoài sân hết cả. Khách vào ra cũng cực kỳ tấp nập, bàn này bàn kia toàn xanh, trắng, đỏ đồng phục của đủ mọi trường. Từ hồi ăn ở đây, tôi quên luôn cái gai bồ kết hay tăm nhân đạo, do thấy đứa nào cũng hút ốc rồi nhai rột rột. Nếu cần mẫn cạy, là thêm một bước tự làm mình mất năng suất. Với lại ngoài bảng treo “ốc hút”, mà cứ ngồi dùng tăm, ngó cũng kỳ...

Ốc Huế có cái vị cay nồng mà Hà Nội, Sài Gòn mãi không theo kịp 

Ngồi quán chán chê, hội phê bình ẩm thực lủi quê, lại canh vỉa hè ăn ốc nhà, ốc chợ. Mấy gánh ốc gạo, ốc móng tay dù có lấp ló đằng xa, kiểu gì cũng bị bắt được. Mấy loại ốc này mắc hơn, chắc phải gấp đôi, gấp ba lần ốc bươu Minh Nghĩa, chúng cứ chu du trong quang gáng vàng nắng mà nghi ngút khói, rồi xột xạo trong lon sữa đong của mấy dì, mấy mẹ. Tụi trẻ này hay ăn ở gánh dì Thúy, chỉ bán dạo trưa ở góc chợ xép bên thành. “Mạ Thúy” bán cũng được tầm hai chục năm rồi, nên hồi tôi hỏi công thức nấu ngon, mạ chỉ bảo đong theo tay, theo mắt. Thế là tôi chịu, suốt đời chỉ biết ăn, chứ thất nghiệp chắc không hành nghề bán ốc được.

Mạ Thúy hiền, hay cười như dì Bồng cũng nấu ốc trên làng Thủy Biều. Tôi đã những tưởng trên đó chỉ bạt ngàn thanh trà, nhưng hồi lâu vẫn thấy trang mạng Foody review đủ kiểu ốc mụ Bồng nổi tiếng. Nhà dì Bồng xa thiệt xa, lại ngoằn nghèo nhiều ngõ, khách ăn chắc chỉ quẩn quanh mấy người trong làng, nên thấy ai lạ lạ, là bà chủ vui ghê lắm. Chiều nay ghé lại, dì còn vui vẻ tạo dáng để khách chụp vài kiểu ảnh, rồi niềm nở “tặng” luôn một trái mít vàng.

Ăn trên làng, và ăn ngoài chợ, dù cho hơi chật nhưng thấy mình thượng đế quá chừng.

Hồi còn để heo 10 nghìn, tôi đã biết rủ tụi hàng xóm hò nhau đi hút ốc, cái ốc thân quen đến tận trong lòng dù giờ đường đi có xa, các cuộc hẹn bạn bè cũng dần ít lại. Ốc từ đó đến nay, dù có tăng 5-10 nghìn thì vẫn là mùi cũ, cái vị cay nồng mà Hà Nội, Sài Gòn mãi không theo kịp.

Huế của tôi, tự nhiên văng vẳng tiếng xột xoạt đảo đều tay, cái nguýt mắt và bàn tay đong muối của một vài người...

Bài, ảnh: HANI

相关文章

最新评论