【odd là lẻ hay chẵn】"Nút thắt" rừng đước đã được gỡ
(CMO) Công tác quản lý cơ giới, quản lý việc nạo vét kênh mương, tổ chức bán đấu giá lâm sản... chưa đúng thẩm quyền, chưa theo quy định là những hạn chế, tồn tại trong lâm phần rừng đước đã được khắc phục trong thời gian gần đây sau khi HÐND tỉnh tiến hành khảo sát và tổ chức phiên họp giải trình cũng như phản ánh của báo Cà Mau trong loạt bài “Gỡ nút thắt rừng đước”. Chuyển biến này đã tạo phấn khởi trong đông đảo người dân ở lâm phần rừng đước.
Như báo Cà Mau đã phản ánh trong loạt bài “Gỡ nút thắt rừng đước” trước đó, không chỉ những quy định mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực rừng đước chậm được triển khai áp dụng vào thực tiễn mà một số chủ rừng còn đặt ra nhiều quy định, thủ tục không có căn cứ, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích và phiền hà cho người dân.
Việc được tự định đoạt bán lâm sản tạo sự đồng thuận rất cao từ người nhận đất, nhận rừng. (Ảnh chụp tại xã Viên An Ðông). |
Cụ thể, trong hoạt động sên vét ao đầm nuôi thuỷ sản, ngoài thủ tục theo Quyết định số 24/2014/QÐ-UBND ngày 3/10/2014 và Quyết định số 34/2016 của UBND tỉnh thì các chủ rừng còn yêu cầu người dân phải có thêm biên bản kháo sát, bản đồ đo vẽ vị trí nạo vét, vị trí trồng rừng… Trong khi đó, đây là hoạt động chuyên môn và thường xuyên của chủ rừng là các ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp.
Không chỉ vậy, trong loạt bài này còn chỉ ra, dù là đơn vị sự nghiệp nhưng các chủ rừng (ban quản lý rừng phòng hộ) còn làm thay công việc của cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể nhất là quy định khi phương tiện vào khu vực rừng đước hoạt động sên vét phải đăng ký với chủ rừng và phải cung cấp cho chủ rừng một số giấy tờ có liên quan, như giấy phép kinh doanh, thuế môn bài, số tài khoản ngân hàng… là không có trong quy định của Nhà nước. Trong khi việc quản lý cấp phép cũng như xử lý hành vi vi phạm của phương tiện trong hoạt động sên vét ao đầm trong lâm phần là thẩm quyền của UBND xã.
Hay cả trong đấu thầu khi khai thác lâm sản. Việc thực hiện đấu giá lâm sản trên phần đất giao khoán cho hộ dân không có căn cứ pháp lý, chưa đảm bảo đúng quy định, gây thiệt thòi cho người dân, chưa tạo được sự đồng thuận trong dân.
Những hạn chế trên cũng được các đại biểu HÐND chỉ ra tại phiên họp giải trình về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính đối với người dân trong hoạt động sên vét ao, đầm thuỷ sản và khai thác lâm sản trên địa bàn tỉnh do Thường trực HÐND tổ chức. Trong phiên họp này, nhiều đại biểu đã chỉ ra việc thực hiện đấu giá lâm sản trên phần đất giao khoán cho hộ dân thời gian qua là không có căn cứ pháp lý, chưa đảm bảo đúng theo quy định, gây thiệt thòi cho người dân, chưa tạo được sự đồng thuận trong dân.
Kết thúc phiên họp này, Thường trực HÐND tỉnh Cà Mau đề nghị UBND tỉnh, Sở NN&PTNT cùng các đơn vị có liên quan khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua; chấm dứt việc đặt thêm các thủ tục hành chính không cần thiết. Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cần thực hiện đúng quy định, đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trên các lâm phần, ban quản lý rừng.
Ngay sau khi những hạn chế này được chỉ ra, các chủ rừng đã có động thái tích cực trong việc khắc phục. Cụ thể, theo Phó chủ tịch UBND xã Viên An Ðông (huyện Ngọc Hiển) Lương Huỳnh Hảo, hiện nay, việc cấp phép cho phương tiện vào sên vét ao đầm của người dân trong lâm phần do UBND xã cấp. Ðồng thời, UBND xã phối hợp với các ban quản lý trong việc quản lý hoạt động sên vét theo đúng thiết kế, quy định trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ðây là sự chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng, nhận được sự đồng thuận cao của người nhận đất, nhận rừng.
Dù chưa đến ngày khai thác nhưng ông Phan Minh Ký, Giám đốc Hợp tác xã Ðại Ðoàn Kết, ấp Xẻo Lá, xã Viên An Ðông, không giấu được niềm vui khi chia sẻ, phương án khai thác trong chu kỳ này đã được duyệt, dự kiến đến tháng 6-7 sẽ khai thác. Dù hiện nay giá lâm sản không còn cao như những năm trước, nhưng bù lại người dân có quyền tự định đoạt việc mua bán. Hiện tại người dân có nhiều phương án trong bán cây rừng, có thể bán cho thương lái hay để lại tự tiêu thụ, khác hẳn trước kia phải thông qua ban quản lý bán đấu giá.
Hiện tại tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hơn 164.600 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng 24.406 ha, đất rừng phòng hộ 36.528 ha, đất rừng sản xuất 103.704 ha. Có 7 ban quản lý rừng phòng hộ và 2 công ty TNHH MTV lâm nghiệp. Có hơn 77.500 ha rừng được giao khoán cho hơn 17.200 hộ dân. Sự thay đổi trong hình thức bán lâm sản khiến người dân nhận khoán đất rừng vô cùng phấn khởi. Bởi giờ đây họ tự quyết định được thành quả lao động của mình sau khoảng thời gian gần 15 năm (1 chu kỳ) trồng, quản lý và chăm sóc.
Nút thắt rừng đước đã được gỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân phát triển kinh tế, nhất là cải tạo ao đầm nuôi thuỷ sản, bán lâm sản… Ðây sẽ là động lực lớn để kinh tế khu vực rừng đước phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới./.
Nguyễn Phú
相关文章
Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
“Trái tim mặt trời” là cuốn nhật ký bằng thơ, kể lại cuộc đời nhiều biến động, đầy trải nghiệm của m2025-01-25CellphoneS xả kho giữa năm, nhiều món giảm đến 70%
Chương trình “Xeo-phôn-ét - Xả kho khét” mang đến cho kh&aacu2025-01-25Yêu cầu không để tình trạng giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến chậm, muộn
Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ q2025-01-2510.000 doanh nghiệp được dùng miễn phí giải pháp Văn phòng số Make in Viet Nam
Chương trình tặng giải pháp Văn phòng số cho 10.000 doanh nghiệp vừa được MISA công bố ngày 11/5, tr2025-01-25Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
Nhận định bóng đá Al Najma vs Abha hôm nayMàn so tài giữa Al Najma2025-01-25Đưa cảng về gần doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long
Tân cảng Cái Cui triển khai nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: Q.KPhát triển2025-01-25
最新评论