Độc quyền sản xuất vàng miếng sẽ tạo chênh lệch giá Đánh giá cao những tác động tích cực khi Nghị định 24 được ban hành giúp ổn định thị trường vàng,ânnhắckỹviệcNgânhàngNhànướcđộcquyềnsảnxuấtvàngmiếsoi kèo afc bournemouth tuy nhiên VGTA cũng cho rằng đến thời điểm hiện nay, khi thị trường đã cơ bản ổn định và nhiều quy định mới được ban hành thì không chỉ nên sửa đổi mà nên ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 24. Góp ý cho Nghị định, một nội dung được VGTA nhấn mạnh là việc độc quyền sản xuất vàng miếng. Theo VGTA, việc NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng; xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã tạo ra sự chênh lệch bất hợp lý giữa giá vàng miếng SJC so với giá vàng các thương hiệu khác. Ngoài ra, tình trạng chênh lệch giá còn làm gia tăng tình trạng xuất, nhập khẩu lậu vàng miếng, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường và điều hành chính sách tiền tệ. Theo Hiệp hội, chức năng của các ngân hàng trung ương trên thế giới không trực tiếp kinh doanh mà chỉ là quản lý, kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng ngay từ Nghị định 24 là không phù hợp với thông lệ quốc tế bởi trên thế giới không có ngân hàng trung ương nào sản xuất vàng miếng, mà chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Nếu NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng và phân phối ra thị trường, thì sẽ trở thành đơn vị kinh doanh, như vậy không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước. Hơn nữa, nếu NHNN sản xuất vàng miếng có nghĩa là đã sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế chế tác thành vàng thương hiệu Quốc gia vừa tốn kém chi phí, đồng thời lại biến vàng tiêu chuẩn Quốc tế có khả năng thanh khoản cao trở thành vàng nguyên liệu khi xuất khẩu ra thế giới, tính thanh khoản sẽ không cao, giá bán lại giảm hơn vàng tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, Hiệp hội đề nghị NHNN cần cân nhắc kỹ hơn để vừa bảo đảm được yêu cầu can thiệp thị trường và vừa tiết kiệm chi phí cho ngân sách đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tách bạch việc NHNN huy động vàng và DN vay vàng Đối với việc Dự thảo quy định NHNN độc quyền huy động vàng từ các tổ chức, cá nhân, có thể hiểu là doanh nghiệp (DN) vay mượn vàng của người dân cũng là hình thức huy động vàng. Tuy nhiên, VGTA cho rằng không thể đánh đồng việc huy động vàng với việc DN vay mượn vàng vì đối tượng huy động vàng mà Dự thảo Nghị định quy định là NHNN. Còn việc DN vay mượn vàng của người dân là quan hệ dân sự mà Luật Doanh nghiệp và Luật Dân sự cho phép, cũng như phù hợp với tinh thần Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN. Do đó, việc vay vàng của DN từ tổ chức và cá nhân để làm vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức là phù hợp với yêu cầu của các DN trong khuôn khổ pháp luật cho phép. D.A |