Chiều nay (19/1),ôngbốDựthảochươngtrìnhmônhọctừTiểuhọcđếkq bóng đá ý hôm nay Bộ GD-ĐT chính thức công bố dự thảo chương trình của các môn học, hoạt động giáo dục từ cấp Tiểu học đến THPT. Trong đó, có những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như: Tiếng Việt/ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Các môn học, hoạt động giáo dục từ cấp Tiểu học đến THPT Một số môn học tích hợp mới như: Lịch sử và Địa lý (cấp THCS), Khoa học (cấp tiểu học), Khoa học tự nhiên (THCS), Giáo dục kinh tế và pháp luật. Một số môn học/hoạt động giáo dục lần đầu tiên được đưa vào chương trình dưới hình thức bắt buộc là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, tin học; hay môn học tự chọn ở cấp THPT như môn nghệ thuật… GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, dự thảo các chương trình môn học được công bố đã được các cơ quan chức năng, liên quan thuộc Bộ GD-ĐT và một số chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giảng viên trường sư phạm, giáo viên cốt cán Tiểu học, THCS, THPT đại diện cho đội ngũ giáo viên trên phạm vi cả nước góp ý. Sau khi chỉnh sửa ý kiến góp ý của một số tổ chức, cá nhân, dự thảo chi tiết các chương trình các môn học được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT từ chiều 19/1/2018 để tiếp tục xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân. Chương trình dự kiến sẽ được bắt đầu triển khai trên cả nước từ năm học 2019-2020 với lớp 1 của bậc Tiểu học, từ năm học 2020-2021 với lớp 6 của bậc THCS và từ năm học 2021-2022 với lớp 10 của bậc THPT. So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới có một số đặc điểm nổi bật: Sẽ có nhiều sách giáo khoa Chương trình giáo dục hiện hành chỉ có một bộ sách giáo khoa chính thống trên toàn quốc từ lớp một đến lớp 12, do Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng và Nhà xuất bản Giáo dục độc quyền phát hành. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau để giáo viên, học sinh lựa chọn. Ảnh minh họa Tuy nhiên, theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ,các tổ chức, cá nhân có năng lực đều có thể tham gia viết sách giáo khoa. Việc lựa chọn sách nào sẽ do học sinh, phụ huynh, giáo viên quyết định. Các trường cũng không phải chọn một bộ mà họ có thể chọn nhiều sách từ các bộ khác nhau. Hiện Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị thông tư quy định quy chuẩn tổ chức, cá nhân viết sách giáo khoa, quy trình biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách, tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách. Bộ GD-ĐT sẽ vẫn soạn thảo một bộ sách giáo khoa nhằm đảm bảo chắc chắc việc có sách cho học sinh và giáo viên. Tuy nhiên, bộ sách này không có tính pháp định bắt buộc sử dụng. Giáo dục cơ bản 9 năm Chương trình giáo dục cơ bản sẽ kết thúc ở lớp 9, gồm 5 năm Tiểu học và 4 năm THCS. Giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh sẽ phải học bắt buộc 11 nội dung giáo dục, gồm 10 môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học bắt buộc ở bậc Tiểu học gồm Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Các môn học bắt buộc ở bậc THCS gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Giai đoạn giáo dục cơ bản có hai môn tự chọn là Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc thiểu số. 3 năm giáo dục định hướng nghề nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển ba năm THCS thành giai đoạn định hướng nghề nghiệp với nhiều đổi mới so với chương trình hiện tại. Theo đó, ở bậc học này chỉ còn 5 môn học bắt buộc thay vì bắt buộc học tất cả 13 môn như hiện nay. Các môn học bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn chia thành ba nhóm. Nhóm khoa học xã hội gồm môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Nhóm khoa học tự nhiên gồm môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật. Học sinh chọn 5 môn trong số các môn được lựa chọn, mỗi nhóm ít nhất một môn. TheoVOV |