Hiện nay trên thị trường đang nở rộ máy đo thực phẩm là máy kiểm tra hàm lượng Nitrat (NO3) tồn dư trong thực phẩm tươi sống,áybáothựcphẩmbẩnđanghotbịnghingờnémtiềnquacửasổkq trận inter rau, củ, quả, trái cây… được sản xuất bởi công ty Soeks tại Liên Bang Nga. Chỉ cần lên mạng internet gõ cụm từ “máy đo an toàn thực phẩm” ngay lập tức là cho ra gần 400.000 kết quả. Theo quảng cáo, sản phẩm được sự công nhận của chính phủ Liên Bang Nga và đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU…. và làm mẫu đo chuẩn trong các phòng thí nghiệm tại các trường đại học danh tiếng: Trường ĐH Tổng Hợp Moskva, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang Nga, Đại học Nông nghiệp Nga. Máy cũng được Bộ Y tế Việt Nam cấp chứng nhận lưu hành. Nhiều chuyên gia nghi ngờ về độ chính xác của thiết bị này Loại máy này được giới thiệu sẽ giúp người tiêu dùng tìm ra nguồn thực phẩm an toàn, tươi ngon, giúp kiểm soát hoàn toàn lượng Nitrat tồn dư trong thực phẩm. Thiết bị còn có khả năng phát hiện các loại thực phẩm ôi thiu, sử dụng nhiều chất bảo quản thực phẩm, chất tẩy rửa tổng hợp, chất gây ung thư (?). Người tiêu dùng chỉ cần cắm đầu kim của máy vào thực phẩm, chỉ từ 15- 20 giây sẽ cho ngay kết quả. Theo người bán, Nitrat là tiêu chí hàng đầu để đánh giá thực phẩm có an toàn hay không. Nếu người tiêu dùng ăn phải thực phẩm có hàm lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nitrit trong cơ thể dễ tác dụng với các axit amin tạo thành Nitrosamines – chính là chất hình thành tế bào ung thư. Máy có 2 phiên bản. Một loại đo được 60 loại rau củ quả và thực phẩm giá 4,5 triệu và một loại đo được 100 loại, giá 5 triệu. Mặc dù mỗi chiếc máy có giá khá cao nhưng để đối phó với tình trạng thực phẩm bẩn, nhiều bà nội trợ vẫn sẵn sàng chi tiền để mua thiết bị. Tin vào hiệu quả của máy, chị Bích (Đống Đa, Hà Nội) mua thực phẩm, hoa quả gì cũng phải thử máy. Thậm chí mua hoa quả nhập khẩu ở siêu thị, có tem mác đàng hoàng nhưng nếu máy báo không an toàn là chị cũng vứt đi. Anh T, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch cho biết, khi nghe quảng cáo về máy đo thực phẩm có thể kiểm tra tồn dư hóa chất, anh đã quyết định mua ngay hai chiếc máy với giá 10 triệu đồng. Theo như quảng cáo, chiếc máy rất phù hợp để anh trang bị cho cửa hàng, chứng minh thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau khi sử dụng anh đã không còn tin về hiệu quả của chiếc máy. Theo anh T, hoa quả của chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch đều do anh trực tiếp vào tận miền Tây, tìm nguồn, đặt tiền nhà vườn thuê người quản lý để đảm bảo chăm sóc đúng tiêu chuẩn VietGap, thế nhưng có chuyến vẫn báo sản phẩm không đạt. Đặc biệt là khi thử trên quả bơ hầu như đều báo 100% không an toàn. Anh T cho rằng có thể máy kiểm tra có độ chính xác không cao, nhất là với những loại hoa quả mà thị trường Nga không có thì hầu như kiểm tra đều báo mức độ nguy hiểm. Hơn nữa máy chỉ có khả năng phát hiện nồng độ nitrat chứ không phải có thể phát hiện được dư lượng mọi chất. Ngoài nitrat, hoa quả, thực phẩm có thể tồn đọng nhiều chất khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết ông cũng nghi ngờ về độ chính xác của thiết bị. Nhiều loại rau củ quả trồng đúng quy chuẩn, không bón phân đạm, đất cũng xấu nhưng khi kiểm tra thì máy đều báo nitrat vượt ngưỡng. Theo ông, việc kiểm tra hàm lượng nitrat vốn rất phức tạp. Hơn nữa, dù hàm lượng nitrat ở ngưỡng an toàn cũng không đảm bảo thực phẩm đó là an toàn. Để kiểm tra các tiêu chí buộc phải đưa vào phòng thí nghiệm. Thông thường một mẫu sẽ kiểm tra khoảng 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí chi phí khoảng 600.000 đồng. Chẳng hạn như rau để đạt chứng nhận an toàn phải dựa trên 4 tiêu chí: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh, nitrat. “Muốn biết an toàn hay không phải phân tích đa dư lượng. Ngay cả việc test cũng khó vì thuốc trừ sâu có hàng nghìn loại khác nhau. Chính vì thế nếu chỉ kiểm tra nitrat để nói rau an toàn là không chính xác”, ông Hồng cho hay. Một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cũng cho biết, sự phức tạp khi kiểm tra hàm lượng nitrat là quá lớn, rất ít khi chính xác. Như có một vụ gần đây, tại một cửa hàng bán rau hữu cơ, khi người tiêu dùng cắm máy đo thực phẩm an toàn vào quả dưa lê, hàm lượng nitrat vượt mấy trăm. Ngay sau đó, chủ doanh nghiệp sản xuất rau hữu cơ phải chứng minh bằng cách cùng về lấy mẫu cùng lô hàng đưa lên Cục Bảo vệ thực vật để kiểm tra lại. Tuy nhiên kết qủa cho thấy, mẫu dưa lê an toàn. “Nguyên tắc cây ăn quả gần thu hoạch không ai bón phân đạm, su hào hay các dưa chuột cũng vậy, nguy cơ cao vẫn chủ yếu ở trên rau ăn lá”, vị chuyên gia chia sẻ thêm. >> Tin tức mới nhất về Ukraine ngày 9/5: Thổ Nhĩ kỳ bỏ mộng nuôi Tatar chiếm Crimea giúp Ukraine Theo Infonet Hà Nội quyết bài trừ thực phẩm bẩn sau khi báo chí 'ào ạt' phản ánh |