游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:43:02
Ngành Thuế: Chuẩn bị kĩ lưỡng để chính sách hỗ trợ về thuế phát huy hiệu quả | |
Video: Hậu Covid-19: Doanh nghiệp được hỗ trợ gì về chính sách thuế và thủ tục hải quan?ínhsáchhỗtrợvềthuếlàphaocứusinhquotkịpthờlịch thi đấu sevilla | |
Thực hiện nhanh chính sách giãn thuế, hỗ trợ khôi phục sản xuất |
Để giúp DN "vượt khó" trong thời điểm hiện tại, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ vế thuế, phí, lệ phí. Theo ông, điều đó có ý nghĩa như thế nào, nhất là với các DN nhỏ và siêu nhỏ?
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ luôn là đối tượng được chú trọng trong các chính sách phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất 10% đối với 200 triệu Won chịu thuế đầu tiên, 20% đối với phần thu nhập chịu thuế từ 200 triệu Won đến 20 tỷ Won, 22% đối với phần thu nhập chịu thuế trên 20 tỷ Won. Hà Lan áp dụng thuế suất 20% đối với 200.000 EUR thu nhập chịu thuế đầu tiên, 25% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 200.000 EUR. Brasil áp dụng thuế suất 15% đối với 240.000 ry-an thu nhập chịu thuế đầu tiên, 25% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 240.000 ry-an. Malaysia có quy định mức thuế suất phổ thông là 24%; tuy nhiên DN thường trú có vốn góp từ 2,5 triệu ring-git trở xuống được áp dụng mức thuế suất 19% đối với 500.000 ring-git thu nhập chịu thuế đầu tiên, 24% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 500.000 ring-git. Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%, DN nhỏ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 20%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2017, để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các DN nhỏ, các DN có thu nhập chịu thuế thấp còn được ưu đãi nhiều hơn như áp dụng thuế suất 10% trong giai đoạn 1/1/2015 - 31/12/2017 cho DN có thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 200.000 NDT và mức 20% trong giai đoạn 1/1/2015 - 30/9/2015, 10% trong giai đoạn 01/10/2015 - 31/12/2017 cho DN có thu nhập chịu thuế từ 200.000 - 300.000 NDT. Kể từ ngày 1/1/2019 – 31/12/2021, áp dụng mức 5% đối với DN có thu nhập tính thuế dưới 1 triệu NDT, mức 10% đối với DN có thu nhập tính thuế từ 1 triệu NDT đến 3 triệu NDT. Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20% nhưng các DN có quy mô nhỏ cũng được áp dụng thuế suất ưu đãi ở mức thấp hơn. Theo đó, các DN có quy mô nhỏ có thu nhập chịu thuế từ 300.000 bạt trở xuống được miễn thuế, từ 300.001 - 3.000.000 bạt được áp dụng mức thuế suất 15% và trên 3.000.000 bạt áp dụng mức thuế suất 20%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2017, để thúc đẩy sự phát triển của DN có quy mô nhỏ, Thái Lan thực hiện ưu đãi nhiều hơn đối với DN có quy mô nhỏ như từ 1/1/2016 - 31/12/2016 thực hiện miễn thuế hoàn toàn cho DN có quy mô nhỏ và từ 1/1/2017 - 31/12/2017 thực hiện miễn thuế cho DN có thu nhập chịu thuế từ 300.000 baht trở xuống và áp dụng thuế suất 10% cho DN có thu nhập chịu thuế lớn hơn 300.000 baht. |
- Năm 2020 có một "sự cố" bất ngờ và khách quan lên nền kinh tế, đó chính là dịch bệnh Covid-19. Mặc dù Việt Nam đã chống dịch rất tốt, đến thời điểm này gần như thị trường nội địa đã trở lại bình thường nhưng những tác động của nó là không nhỏ.
Thực tế cho thấy, số DN chịu sự tác động bao trùm lên hầu hết các ngành nghề, các khu vực kinh doanh. Do vậy, việc Chính phủ đưa ra một loạt các chính sách hỗ trợ, nhất là về thuế, phí, lệ phí có ý nghĩa rất lớn đối với việc vực dậy tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn đối với nhóm DN nhỏ và siêu nhỏ bởi nhóm này có đặc điểm chung là dòng vốn mỏng, không tích lũy được nhiều nên khi gặp khó khăn dễ bị tác động. Thậm chí, có khi chỉ cần vài ba tháng có thể đẩy họ tới nguy cơ ngừng kinh doanh, phá sản.
Theo tôi, những chính sách hỗ trợ đã được ban hành khá đồng bộ, thống nhất từ sản xuất kinh doanh, thậm chí tới mối quan hệ giữa lao động. Tất cả sẽ là "phao cứu sinh" đúng lúc tới doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn.
Về lâu dài, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế suất thuế TNDN cho DN nhỏ và siêu nhỏ về 15%-17% để DN có thêm nguồn lực tái đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời đề xuất miễn thuế thu nhập cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Ông đánh giá như thế nào về các đề xuất này?
- Tôi đánh giá cao đề xuất giảm thuế cho các DN nhỏ và siêu nhỏ của Bộ Tài chính. Theo tôi biết, vì nguyên nhân dịch bệnh gây khó khăn cho DN nên năm 2020 thu ngân sách nhà nước sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Hơn nữa, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính cũng đã dành nhiều hỗ trợ, san sẻ với DN thông qua nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau. Tuy con số DN được hưởng lợi từ việc giảm thuế không phải lớn, song, đứng về chính sách, ý chí chính trị đã nói lên được sự quan tâm, ưu đãi của Nhà nước, nhất là đối với khối DN nhỏ và siêu nhỏ.
Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, họ có những "lợi thế" hơn mô hình DN như: Chịu chi phí tuân thủ pháp luật về quản trị DN thấp hơn nhiều so với các loại hình DN. Chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của hộ trong khi các loại hình DN phải thực hiện mô hình tổ chức quản trị DN, điều hành, quy trình ra quyết định. Ngoài ra, hộ kinh doanh không phải là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán nên không bắt buộc phải tổ chức bộ máy kế toán và không có yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính...
Chính vì vậy, việc khuyến khích các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi thành DN bằng các chính sách hợp lí là thuận theo xu thế tất yếu, hướng tới mục tiêu cả nước có 1 triệu DN. Mỗi chính sách hỗ trợ sẽ đều là động lực thúc đẩy hộ kinh doanh "chuyển mình", vượt qua những trở ngại ban đầu để "vươn mình" phát triển. Các nội dung tại Dự thảo Nghị quyết đã “chạm” đến những điều DN và hộ kinh doanh cần.
Tôi được biết, hiện cũng có không ít chính sách để hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi như miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu, miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện... Chính vì vậy, với đề xuất mới này sẽ là "cú hích" quan trọng thúc đẩy các hộ kinh doanh.
Chủ trương thúc đẩy sự phát triển của khối kinh tế tư nhân, đặc biệt là khối DN nhỏ và siêu nhỏ đã được Đảng, Chính phủ và Quốc hội nhấn mạnh nhiều lần. Để làm tốt chủ trương này, cơ quan quản lý cần phải lưu ý thêm điều gì bên cạnh những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thưa ông?
- Điều mà các hộ kinh doanh "ngại" nhất khi chuyển thành DN cũng như các DN "ngại" nhất trong quá trình hoạt động của mình chính là thủ tục hành chính. Do vậy, bên cạnh việc miễn giảm thuế, tôi cho rằng, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế là hết sức cần thiết. Thời gian qua, ngành Tài chính nói chung và cơ quan Thuế nói riêng cũng đã nỗ lực làm tốt nhiệm vụ này. Hy vọng sẽ tiếp tục tốt hơn trong thời gian tới để hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của DN.
Đồng thời, cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các DN để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, tránh trục lợi; công bằng và minh bạch trong công tác thu thuế,... Đồng bộ các giải pháp này thì mới tạo cú hích đủ mạnh để giúp DN "chuyển mình" lớn mạnh.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Việc điều chỉnh thuế TNDN theo hướng giảm mức thuế suất chung là phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Nhiều nước phát triển trên thế giới và trong khu vực đều áp dụng mức thuế cụ thể đối với từng loại hình và quy mô DN. Theo đó, DN nhỏ và siêu nhỏ thường được áp dụng chính sách thuế thu nhập khá ưu đãi, góp phần khuyến khích và tạo động lực để DN tiếp tục đầu tư hơn vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, khi triển khai, các cơ quan quản lý cần thận trọng bởi nguy cơ sẽ không ít DN "trục lợi" từ chính sách này bằng cách cố tình duy trì quy mô nhỏ hay siêu nhỏ, làm trái với tình hình thực tiễn của DN. Ông Nguyễn Đức Định, Giám đốc Công ty tư vấn Miền Trung: Thuế là lĩnh vực gắn chặt với đời sống của DN. So với những dòng thuế khác như thuế Giá trị gia tăng, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu hay thuế Tài nguyên..., thuế TNDN thường không gặp phải những vấn đề vướng mắc và cũng ít DN có ý kiến nếu không liên quan tới quy mô và loại hình hoạt động của DN. Chính sách điều chỉnh giảm thuế TNDN cho những DN nhỏ và siêu nhỏ là rất hợp lòng dân bởi đây có thể sẽ giúp cho DN cân đối lại kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của mình và cũng là cách góp phần nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm của DN nếu việc giảm thuế được khấu trừ thẳng vào chi phí sản xuất. Bà Nguyễn Kim Anh, Chủ Spa Kim (Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội): Trước đây, tôi không có ý định chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể như hiện tại thành DN dù đã nhận được tư vấn của cán bộ thuế quận Hoàn Kiếm về những lợi ích khi chuyển đổi thành hộ kinh doanh. Hiện tại, công việc kinh doanh của chúng tôi khá ổn định với mức thu nhập đều đặn, lượng nhân viên luôn duy trì từ 15-20 người. Tuy nhiên, sau khi nhận được thông tin về các chính sách miễn, giảm thuế TNDN dành cho các DN siêu nhỏ, nhất là những hộ kinh doanh cá thể thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, tôi đã có những suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này bởi chính sách đó khá hấp dẫn. Với mức thuế khoán hàng năm duy trì ở mức 50-70 triệu đồng như hiện giờ, tôi không hề e ngại về mức thuế TNDN sẽ phải đóng khi chuyển đổi. Hơn hết, quy định về chế độ kế toán, kê khai cho những DN siêu nhỏ khá đơn giản là tiêu chí hấp dẫn nhất khiến hộ kinh doanh như tôi muốn chuyển đổi mô hình. Với tình hình phát triển kinh tế, xã hội như hiện nay, nếu còn ở quy mô hộ kinh doanh cá thể thì không tiến xa hơn trên con đường khởi sự kinh doanh, nhất là ở thời điểm này, Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho DN. Do vậy, ngay khi chính sách giảm thuế thu nhập cho DN nhỏ và siêu nhỏ được ban hành, tôi sẽ thực hiện các thủ tục để chuyển đổi thành DN. Thùy Linh(ghi) |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接