Vùng ĐBSCL là nơi có thế mạnh về sản xuất nông sản các loại phục vụ cho thị trường tết hàng năm. Những ngày này,ĐồngbằngsngCửuLongNngsảntếtgặpkhvthờitiếsoi kèo bóng đá argentina nhiều hộ đang khẩn trương chăm sóc hoa kiểng và cây ăn trái... để thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên đán 2023. Tuy nhiên, ảnh hưởng mưa liên tục, cộng với triều cường dâng cao đã gây khó cho nông dân trong sản xuất, thậm chí nguy cơ mất mùa tết. Nông dân trồng hoa ở làng hoa Bà Bộ, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, kê cao giàn hoa lên, tránh bị triều cường làm ngập. Ảnh: H.TÂN Vất vả ứng phó Chúng tôi tìm đến làng hoa kiểng Bà Bộ (quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) vào đợt triều cường dâng cao, chứng kiến người dân tất bật kê giàn để đưa hoa lên cao, nhằm tránh bị nước ngập làm thiệt hại. Bà Phan Thị Sáu, ở khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền (quận Bình Thủy), cho biết: “Do triều cường quá cao vừa qua, không chỉ khiến nhiều tuyến đường ở nội ô thành phố Cần Thơ bị ngập sâu mà những hộ trồng hoa kiểng tết ở khu vực ngoại ô cũng bị vạ lây”. Theo bà Sáu, vụ hoa tết 2023, gia đình trồng khoảng 3.000 chậu cúc mâm xôi, cúc Đài Loan và vạn thọ. Trong đó, cúc mâm xôi phải xuống giống sớm, bởi thời gian từ trồng đến thu hoạch mất gần 6 tháng. Hiện cúc trong giai đoạn phát triển thì triều cường ập đến, buộc cả nhà phải dồn sức di dời, nâng giàn cao lên nhằm tránh bị ngập úng làm thiệt hại. “Gia đình tôi trồng hoa quanh năm, nhưng tết là mùa làm ăn chủ lực với mức thu nhập khoảng 70-100 triệu đồng/vụ tết. Tuy nhiên, năm nay triều cường lớn quá, cộng với mưa khá nhiều khiến cho hoa bị “chựng lại”; vậy là phải tốn thêm các chi phí thuốc dưỡng, phân bón… để hoa sớm phục hồi, hy vọng thu hoạch đúng dịp tết”, bà Sáu cho biết thêm. Ông Phạm Văn Bạn, cùng ngụ phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, cho hay năm nay cả nhà trông vào 4.000 chậu hoa các loại để mong có tiền “ăn tết”. Song, triều cường đến phải vất vả đưa các loại cúc lên giàn cao hơn để tránh bị ngập; đồng thời thường xuyên phun thuốc để phòng các loại bệnh do ảnh hưởng mưa dầm gây ra. Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, được xem là “thủ phủ hoa kiểng” của ĐBSCL với sản lượng khoảng 10 triệu chậu các loại cung ứng cho thị trường tết hàng năm; những ngày qua người dân cũng khẩn trương ứng phó với thời tiết. Ông Nguyễn Văn Minh, ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết vụ hoa tết 2023 gia đình trồng khoảng 2.000 chậu cúc mâm xôi. Hiện nay hoa đang trong giai đoạn phát triển nhưng gặp mưa và triều cường dâng cao buộc phải vất vả ứng phó. Cũng may là khu vực này có đê bao cơ bản nên mực nước tràn vào bên trong không nhiều, bởi nông dân bơm tát thường xuyên. Trong khi đó, làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) có nhiều diện tích nằm ven sông Tiền nên dễ bị triều cường đe dọa. Ông Trần Văn Long, ở phường Tân Quy Đông, bộc bạch: “Cả nhà phải tập trung cho việc bảo vệ hoa tết tránh bị ngập và mưa dầm gây hại. Chi phí đợt này sẽ tăng lên nhưng đành chấp nhận…”. Nhà vườn ở Hậu Giang chủ động gia cố bờ bao bảo vệ vườn cây ăn trái. Ảnh: H.THU Tháo nước giữ vườn cây Cùng với hoa kiểng thì nhiều vườn cây ăn trái bán tết ở ĐBSCL cũng đang được nông dân tập trung ứng phó với mưa lũ, triều cường. Ông Đặng Văn Lòng, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bộc bạch: “Từ lâu, quýt hồng Lai Vung là trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh với lợi thế thu hoạch đúng dịp tết hàng năm nên bán được giá cao. Ngoài ra, trái quýt hồng có màu sắc đẹp nên được nhiều người ưa chuộng mua để chưng cúng mỗi khi tết đến. Ưu thế là vậy, nhưng quýt hồng có nhược điểm là dễ bị chết cây nếu ngập nước, vì vậy nông dân phải dồn sức bơm tát ra ngoài, bảo vệ vườn quýt”. Kỹ sư Huỳnh Văn Tồn, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, thông tin: Vụ tết 2023, toàn huyện canh tác hơn 200ha quýt hồng, sản lượng khoảng 2.500 tấn trái. Qua khảo sát thì có một số vườn quýt trong huyện bị nước ngập tràn qua do đê bao thấp, trong khi lũ về mạnh và mưa nhiều. Đặc biệt, nhiều vườn quýt hồng đang giai đoạn mang trái, thế nhưng ảnh hưởng mưa liên tục làm cho một số trái quýt bị “dư nước” và nứt trái, rụng trái khá nhiều, làm giảm sản lượng của bà con. Đối với các vườn xoài phục vụ tết 2023 ở Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… cũng bị ảnh hưởng về thời tiết. Ông Nguyễn Văn Truyện, Chủ nhiệm Hội quán Minh Tâm (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), cho hay, nhiều vườn xoài cát chu và xoài cát Hòa Lộc đang mang trái hoặc đơm bông, nhưng do mưa liên tục khiến xoài bị rụng, bị nám trái, bị bệnh thán thư… khiến bà con phải tưới thuốc phòng trị, tốn kém thêm chi phí và công lao động. Còn tại vùng trồng xoài lâu năm ở xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, ông La Văn Hùng, Chủ nhiệm Hội quán Duy Tân, rầu lo: “Hơn 30ha xoài của các thành viên trong hội quán do nằm gần sông Tiền nên khi lũ đầu nguồn về mạnh thì nước tràn vào uy hiếp các đê bao, cộng với mưa nhiều làm mực nước trong các vườn xoài tăng lên. Vụ xoài này khá vất vả bởi chi phí tăng, tỷ lệ đậu trái có giảm; nhất là chất lượng xoài tết có khả năng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều… Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện tại diện tích lúa, cây ăn trái, rau màu, khóm, mía bị ảnh hưởng do triều cường đang được các địa phương và ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục theo dõi để ghi nhận thiệt hại. Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang cũng tăng cường chỉ đạo các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân bơm thoát nước để hạn chế ngập úng cho cây trồng nhằm hạn chế thiệt hại. H.TÂN - H.THU |