【kết quả bóng đá cagliari】Thách thức nhập siêu từ Trung Quốc
Phụ thuộc nguồn nguyên liệu
Hiện nay,áchthứcnhậpsiêutừTrungQuốkết quả bóng đá cagliari Trung Quốc đã là thị trường XK lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, hàng hóa Trung Quốc cũng đã thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam dẫn đến thâm hụt thương mại của nước ta ngày càng lớn. Theo Bộ Công thương, năm 2009, nước ta nhập siêu từ Trung Quốc 11,54 tỷ USD; năm 2011 tăng lên 13,467 tỷ USD; năm 2012 là 16,397 tỷ USD và trong 9 tháng đầu năm 2013 đã lên đến 17,245 tỷ USD.
Đây thực sự là con số đáng báo động, nguyên nhân của tình trạng này trước hết bởi cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta vào Trung Quốc chưa đa dạng, luôn thua thiệt về trị giá, chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị kinh tế, sức cạnh tranh không cao, trong khi hàng hóa NK từ Trung Quốc vào Việt Nam là sản phẩm đã được hoàn thiện. Ví dụ, Việt Nam xuất khẩu gỗ dăm, gỗ nguyên liệu nhưng lại nhập về các sản phẩm gỗ ép, giấy (làm từ nguyên liệu gỗ)...
Nhiều DN trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu để sản xuất từ Trung Quốc.Ảnh:Đ.M |
Một số nhóm hàng có giá trị cao là nguyên, nhiên liệu như: dầu thô, than đá có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh trong những năm gần đây do chủ trương hạn chế XK càng làm mất cân đối cán cân thương mại theo chiều hướng gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tốc độ XK hàng công nghiệp Việt Nam cho dù vẫn tăng nhưng đồng thời lại phải NK một lượng hàng lớn nguyên phụ liệu, thiết bị từ Trung Quốc vì ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước còn chưa phát triển.
Ví dụ trong ngành da giày, Theo Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, cho đến nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giầy mới chỉ khoảng 40-45%, tập trung chủ yếu vào đế giày và chỉ khâu giày, trong khi nguyên liệu quan trọng nhất là da thuộc và da nhân tạo vẫn phải nhập khẩu.
Các DN da giày trong nước thường mua nguyên phụ liệu của Trung Quốc để sản xuất hàng XK. Nhiều DN cho biết, lý do nguyên phụ liệu Trung Quốc được quan tâm là vì có nhiều ưu thế về giá, chủng loại phong phú và khoảng cách vận chuyển hàng về Việt Nam gần, nhanh chóng.
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm tới 50%, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Không chỉ hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu từ Trung Quốc thì cả ngành điện cũng không thoát khỏi tình trạng này.
Nhiều dự án nhà máy điện hiện nay vay vốn tín dụng XK từ Trung Quốc. Từ đó, nhà đầu tư Trung Quốc đã trở thành tổng thầu EPC, tức là nhà thầu sẽ tự bỏ vốn để thi công và sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao toàn bộ dự án cho nhà đầu tư.
Tổng thầu EPC được quyền lựa chọn công nghệ, thiết bị để xây dựng cho các dự án. Và từ đây một lượng hàng thiết bị của Trung Quốc được nhập vào Việt Nam. Điều này cũng lý giải một phần câu hỏi, vì sao nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn tăng.
Nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh
Nhằm giảm nhập siêu, đặc biệt từ Trung Quốc, hàng loạt các biện pháp được đưa ra như xây dựng hàng rào thuế quan và phi thuế quan, ban hành danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu với những sản phẩm đã xuất khẩu được trong nước, nhờ ngân hàng can thiệp để hạn chế cho vay ngoại tệ nhập khẩu điện thoại và các mặt hàng tiêu dùng khác….Tuy nhiên tỷ lệ nhập siêu vẫn cao cho thấy, hiệu quả của những biện pháp này còn hạn chế.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc đưa kim ngạch xuất – nhập khẩu giữa hai bên về trạng thái cân bằng là vô cùng khó khăn và cần phải có những biện pháp đồng bộ, lâu dài. Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ.
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng bởi, hiện nay, Việt Nam đang trong những vòng cuối cùng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Để được hưởng những lợi thế khi tham gia tổ chức này, thì các sản phẩm XK phải có nguồn gốc từ trong nước hoặc các quốc gia trong khối. Trong khi đó, Trung Quốc lại chưa nằm trong nhóm này, vì thế nếu các ngành XK của Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, thì lợi thế của Việt Nam trong khối này dường như bằng không.
Việt Nam và Trung Quốc đang đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015. Với đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu này sẽ hoàn toàn đạt được. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không nhanh chóng có sự chuyển hướng tích cực trong thực hiện hoạt động XK sang Trung Quốc thì kim ngạch 60 tỷ USD này vẫn tiếp tục nghiêng về Trung Quốc./.
TN
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/718e298726.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。