Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường G20 tăng trong 7 tháng năm 2016 là do: trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng như điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,32 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,04 tỷ USD; hàng thủy sản tăng 715 triệu USD…
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường các nước G20 trong 7 tháng là 73,20 tỷ USD, giảm 1,7% và chiếm tới 77,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường G20 trong 2 quý đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước 1,24 tỷ USD về số tuyệt đối, chủ yếu do trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chủ lực giảm như: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 967 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 449 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 387 triệu USD; sắt thép các loại giảm 14 triệu USD…
Về cán cân thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và G20 trong 7 tháng, trái với mức thâm hụt gần 5,7 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam trong 7 tháng năm 2015, tính đến hết tháng 7 năm 2016 Việt Nam đã xuất siêu 2,02 tỷ USD, bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Hai nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường G20 vẫn là điện thoại các loại và linh kiện và sản phẩm dệt may với trị giá chiếm xấp xỉ 34% tổng kim ngạch hàng hoá Việt Nam.
Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; sắt thép các loại… Trị giá 5 nhóm hàng này chiếm hơn 53% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ G20.
Trong nhóm G20, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất, với tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 38,18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hoa Kỳ: 25,74 tỷ USD, tăng 10,6% và EU: 24,87 tỷ USD, tăng 6,1%./.
Nguyễn Tuấn