Công cụ phòng vệ thương mại gia tăng tại các nước thành viên CPTPP "Việt Nam-Lào cần tạo đột phá trong hợp tác kinh tế,àitrợthươngmạkeo nhat ban thương mại, đầu tư" Cuba thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với Liên minh kinh tế Á-Âu IMF: Gián đoạn thương mại trên Biển Đỏ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Đông |
Giới chuyên gia nhận định chính khoảng cách giữa thương mại và tài trợ thương mại đang gây ra cản trở đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia đạt được mức tăng trưởng cao bền vững và giảm nghèo đáng kể, trong những thập kỷ gần đây, có được phần lớn thành công là nhờ thương mại quốc tế. Thực tế ít được chú ý là nếu không có tài trợ thương mại - vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu giúp giảm thiểu rủi ro thanh toán vốn có trong các giao dịch quốc tế - thương mại xuyên biên giới sẽ giảm xuống mức nhỏ giọt.
Một lý do khiến tài trợ thương mại bị bỏ qua là ở các nền kinh tế tiên tiến, nó luôn sẵn có với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của các nước thu nhập thấp, nơi các ngân hàng nước ngoài ít muốn hoạt động trong thời điểm thuận lợi nhất. Trong bối cảnh thắt chặt các yêu cầu pháp lý – liên quan đến an toàn vốn, rửa tiền và thực thi lệnh trừng phạt – sức hấp dẫn của các thị trường này ngày càng giảm đi. Kết quả là khả năng tiếp cận tài trợ thương mại không đồng đều giữa các quốc gia và doanh nghiệp.
Khi các công ty ở Tây Phi tìm cách tiếp cận tài trợ thương mại, lãi suất mà họ phải trả cao hơn nhiều so với lãi suất chính sách địa phương. Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển có khoảng cách giữa cung và cầu về tài trợ thương mại khoảng 2.500 tỷ USD. Khoảng cách lớn nhất được quan sát thấy trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng như các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo.
Thu hẹp khoảng cách thương mại – tài trợ sẽ không chỉ mang lại lợi ích lớn cho thương mại toàn cầu mà còn giúp các nước tạo việc làm, giảm nghèo và đảm bảo khả năng tiếp cận những hàng hóa quan trọng như thực phẩm và thuốc men. Các nhà kinh tế của WTO ước tính rằng việc tăng phạm vi tài trợ thương mại từ 25% lên 40% (kịch bản hoàn toàn thực tế) sẽ làm tăng dòng chảy thương mại hàng năm trung bình thêm 8%. Khi các MSME và những đối tượng khác được tiếp cận với mạng lưới sản xuất và thương mại toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, thương mại thế giới sẽ trở nên đa dạng, năng động và toàn diện hơn về mặt xã hội.
Để có thêm tài trợ thương mại cho những người có nhu cầu, cần có 3 thay đổi chính. Đầu tiên là thúc đẩy sự hiểu biết chi tiết hơn về hệ sinh thái tài trợ thương mại ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển. Hai là tăng cường hỗ trợ thương mại ở các nước thu nhập thấp thông qua tài trợ và bảo lãnh. Thứ ba là việc tích hợp các nhà sản xuất địa phương vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, thương mại chuỗi cung ứng chiếm một nửa tổng thương mại toàn cầu và 2/3 thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chúng lại chỉ chiếm 2% nguồn tài trợ thương mại sẵn có. Điều này có nghĩa rằng các nhà sản xuất địa phương cấp thấp hơn ở những thị trường chưa được giám sát phải chịu áp lực tài chính đáng kể khi họ giao dịch.
Thương mại và tài trợ chuỗi cung ứng đã âm thầm thúc đẩy mức tăng trưởng to lớn về mức sống trong những thập kỷ gần đây. Chỉ với một vài thay đổi quan trọng, nó có thể giúp nhiều nền kinh tế cất cánh hơn, mang lại sự thúc đẩy sinh kế của người dân và nền kinh tế toàn cầu.