TheĐạibiểuQuốchộiđềnghịChínhphủthắtlưngbuộcbụlịch thi bóng đá hôm nay và ngày maio nghị trình kỳ họp thứ nhất, chiều nay (26/7), Quốc hội thảo luận ở hội trường về ba kế hoạch lớn của giai đoạn 2021 - 2025. Đó là Kế hoạch tài chính5 năm quốc gia, Kế hoạch vay, trả nợ công và kế hoạch đầu tưcông trung hạn giai đoạn này. Trước đó các kế hoạch trên đã được thảo luận tại tổ vào ngày 23/7. Tổng hợp 158 ý kiến tại 20 tổ thảo luận, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết đa số ý kiến tán thành với nhiều nội dung trong tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Các tổ thảo luận cũng đóng góp nhiều ý kiến cho các kế hoạch cụ thể. Với Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Tổng thư ký cho biết, có ý kiến nhất trí với tổng thu của cả giai đoạn khoảng 8,3 triệu tỷ đồng, cao hơn 1,2 lần so với giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước bình quân 15-16% GDP, tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP . Chính phủ cần phải có cơ chế để khuyến khích để nhiều tỉnh cân đối được ngân sách. Hiện nay mới có 16 tỉnh, thành phố cân đối được cho ngân sách trung ương, còn lại hầu hết các tỉnh chưa cân đối được ngân sách, đại biểu góp ý. Một số đại biểu đề nghị cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệpđể phục hồi sản xuất, kinh doanh và có nguồn thu bền vững trong tương lai. Đề nghị, cần kịp thời sửa đổi các luật thuế, cải cách chính sách thu (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiền sử dụng đất, thuế trong phát triển cách mạng công nghiệp 4.0), chống thất thu thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, giảm tỷ lệ nợ thuế. Có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn tới không nên đưa vào kế hoạch tài chính 5 năm về việc ban hành thuế tài sản vì khó khả thi, Tổng thư ký Quốc hội phản ánh. Một số vị đại biểu nhận xét, thể chế tài chính, ngân sách, nợ công chưa đảm bảo đồng bộ, thống nhất với một số luật có liên quan. Báo cáo Chính phủ nhiều lần nhắc tới vướng mắc, bất cập về thể chế nhưng không chỉ rõ bất cập, giải pháp khắc phục ra sao. Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật: Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công bảo đảm thống nhất và phù hợp, dễ triển khai và có thể phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước, đại biểu một số tổ thảo luận nêu quan điểm. Liên quan đến chi ngân sách, đề nghị từ đại biểu là Chính phủ cơ cấu lại tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư cho phù hợp với bối cảnh hiện nay. Bởi hiện nay chi thường xuyên mức còn cao 62-63%, phấn đấu giảm còn 60%. Chính phủ cần ban hành chính sách “thắt lưng buộc bụng”, giảm chi thường xuyên giai đoạn 2021-2025, cần tính toán đảm bảo cho chi phòng dịch, chi đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng chi đầu tư cho công trình trọng điểm quốc gia, nhiều đại biểu cùng nêu quan điểm này. Cần giảm hơn nữa chi thường xuyên, theo một số vị đại biểu là để dành cho chi đầu tư phát triển bằng các biện pháp như tinh giảm bộ máy, nâng cao năng lực, đẩy mạnh tự chủ tài chính, hoàn thiện đề án vị trí việc làm. Bên cạnh quan điểm chi đầu tư phát triển dự kiến 28% tổng chi NSNN là hợp lý cũng có một số vị đề nghị bố trí nguồn lực đầu tư phát triển khoảng 29% vì trong điều kiện tác động của đại dịch kinh tếphục hồi khó khăn, nguồn lực dành cho đầu tư phát triển nguồn lực rất quan trọng để phục hồi nền kinh tế. Giai đoạn 2021- 2025 Chính phủ xác định mức bội chi 3,7% GDP. Đồng ý với mức này, đại biểu cho rằng, các quốc gia muốn phát triển đều phải vay nợ để có nguồn lực cho đầu tư phát triển . Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, mức bội chi 3,7%GDP, tính theo GDP chưa điều chỉnh là 4,7%, nếu không kiểm soát thận trọng, với mức bội chi này có thể phá vỡ ổn định vĩ mô đã nỗ lực trong 5 năm vừa qua, vì mức bội chi cao, Chính phủ vay nhiều có thể dẫn đến lãi suất gia tăng… Nhiều đại biểu đề nghị giảm tỷ lệ bội chi NSNN trong giai đoạn 2021-2025, Tổng thư ký cho biết. Thảo luận tại tổ, các vị đại biểu cũng góp nhiều ý kiến về giải pháp để thu - chi ngân sách hiệu quả hơn. Như, Chính phủ cần quản lý chặt chẽ hơn các thị trường như thị trường chứng khoán, bất động sản, tiền số, trái phiếu doanh nghiệp. Chú trọng đến thị trường trái phiếu một cách bền vững và an toàn, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn. Cần có nhiều kịch bản cho Kế hoạch tài chính 5 năm trong tình hình phức tạp hiện nay, ưu tiên nguồn lực tài chính dành cho công tác phòng, chống dịch Covid 19, bố trí 100.000 tỷ đồng từ kế hoạch đầu tư công trung hạn cho phòng chống dịch Covid 19; tăng cường cho công tác tiêm phòng vắc xin, khuyến khích tự sản xuất vắc xin trong nước, Tổng thư ký Quốc hội phản ánh ý kiến đại biểu. |