Tập đoàn Chánh Thu xuất khẩu trái cây theo công nghệ chế biến tiên tiến nhất Xem xét bổ sung một số trái cây,áicâychậtvậtxuấtkhẩudobấtcậphạtầtài xỉu 1.75 loài, sản phẩm thủy sản được phép xuất khẩu vào Trung Quốc |
Sơ chế thanh long xuất khẩu tại nhà máy của Vina T&T. Ảnh: N.H |
Đó là bất cập được doanh nghiệp nêu lên tại tọa đàm “Nâng cao chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu - gắn kết hiệu quả với hệ thống Logistics’’ do Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) tổ chức ngày 23/6.
Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các loại trái cây vào những thị trường khó tính, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty T&T Vina cho biết, logistics chiếm tới hơn 30% doanh thu của doanh nghiệp, trong khi chi phí này của Thái Lan chỉ 12,5%. Điều này khiến giá cả của Việt Nam cao hơn khoảng 15% so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
“Trái cây Việt Nam không hề thua kém Thái Lan về chất lượng, nhưng lại kém cạnh tranh hơn do chi phí cao hơn” - ông Tùng cho biết.
Trong khi đó, bà Nguyễn Nam Phương Thảo, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An) chia sẻ, thời gian vận chuyển thanh long từ TPHCM đi Mỹ mất tới 30 ngày trong khi thời gian bảo quản thanh long chỉ có 35 ngày. Như vậy sản phẩm chỉ còn 5 ngày lên quầy kệ để đến tay người tiêu dùng. Chưa kể hầu như năm nào Hoàng Phát Fruit cũng có vài vụ trái cây bị thay đổi màu sắc, chất lượng do nhiệt độ tăng đột ngột khi trên đường vận chuyển.
Bà Nguyễn Tú Uyên, Tổng Giám đốc Công ty CMU Logistics cũng nêu lên bất cập về việc hiện đang vào mùa vải, nhưng ở khu vực trồng vải hiện chưa có nhà máy chiếu xạ. Do đó, muốn xuất đi Mỹ, doanh nghiệp phải vận chuyển vải từ Bắc Giang lên sân bay nội bài để về TPHCM. Sau đó đưa về nhà máy đóng gói rồi vận chuyển đến nhà máy chiếu xạ trước khi xuất đi. Điều này khiến cho giá thành bị đội lên rất cao, thời gian vận chuyển kéo dài cũng làm giảm độ tươi ngon của trái vải.
Theo các doanh nghiệp, thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực xây dựng nhiều tuyến đường kết nối đến các vùng nguyên liệu như Sơn La, An Giang, Khánh Hòa…, giúp thời gian vận chuyển được rút ngắn rất nhiều. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ kết nối tốt từ các vùng nguyên liệu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để người nông dân, hợp tác xã có cơ hội đưa sản phẩm nông nghiệp đến các thị trường xuất khẩu với chất lượng tốt nhất.
Đồng thời, cần quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics nông sản, bao gồm kho mát để phân loại, bảo quản, sơ chế, từ đó nâng cao chất lượng, ổn định giá thành. Tăng cường đầu tư hạ tầng logistics cho hàng hóa nông sản, nhất là các vùng sản xuất nông sản tập trung, chủ lực. Mặt khác, kết nối đường thủy, đường bộ, đường sắt, phát huy sức mạnh tổng thể logistics nội địa.
Lễ ký kết giữa VLA và Vinafruit |
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức và vai trò của việc xây dựng hệ thống logistics hướng đến lĩnh vực nông sản, cũng như nâng cao chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu, tại tọa đàm, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã ký kết thỏa thuận hợp tác.
Theo đó, hai bên tăng cường kết nối hội viên của hai hiệp hội về kết nối kinh doanh, giao lưu, trao đổi kiến thức, liên kết, hợp tác bền vững trong các hoạt động về logistics hàng nông sản. Bên cạnh đó, tăng cường kết nối hội viên của 2 hiệp hội về hợp tác đào tạo chương trình chuyên sâu về logistics; triển khai các dự án nghiên cứu, tư vấn chuyên môn, các hội nghị, hội thảo chuyên môn về vai trò và giải pháp xây dựng hệ thống logistics hàng nông sản xuất khẩu…