Ở lượt trận đầu tiên,ảivđịchUĐngNamTmnghiệmđthứ hạng của a-league không có bất ngờ khi cả 2 đội mạnh Việt Nam và Thái Lan đều có được chiến thắng. Thế nhưng, cái cách mà hai đội được xem là “bề trên” thể hiện chưa mấy thuyết phục đã đặt ra câu hỏi “vậy đâu là lực lượng thật sự mà các đội bóng đem đến giải lần này?”. U22 Việt Nam (phải) vẫn chưa tập trung được đầy đủ lực lượng mạnh nhất cho giải đấu khu vực. Ảnh: Internet Chiến thắng nhọc nhằn 2-1 của U22 Việt Nam trước U22 Philippines cho thấy các học trò của HLV Nguyễn Quốc Tuấn cần phải rèn giũa nhiều hơn nữa, bởi lẽ đa số họ còn nằm ở lứa tuổi U19, U21 nên thi đấu thiếu tính ổn định về tâm lý. Tới SEA Games 30 diễn ra vào cuối năm nay, những gương mặt “thần tài” sẽ được gọi bổ sung như: Thủ môn Bùi Tiến Dũng (21 tuổi), Đoàn Văn Hậu (19 tuổi), Đình Trọng (21 tuổi), Quang Hải (21 tuổi), Hà Đức Chinh (21 tuổi) và Tiến Linh (21 tuổi)… Khi đó, đội tuyển U22 Việt Nam mới thật sự có được bộ khung chính để chinh phục tấm HCV SEA Games. Nói tóm lại, đây là những bước thử nghiệm để tìm ra đáp án tốt nhất để cung cấp cho HLV trưởng Park Hang-seo chinh phục đỉnh cao SEA Games. Trong khi đó, Thái Lan và Philippines đem quân đến Giải U22 Đông Nam Á với toàn cầu thủ trẻ. Rõ ràng, đa số các đội bóng tham dự Giải vô địch U22 Đông Nam Á 2019 đều muốn thử nghiệm lực lượng để có thể chuẩn bị cho kế hoạch chinh phục SEA Games 30, và tất nhiên quân số sẽ được bổ sung đầy đặn trước thời điểm sang Philippines vài tháng. Nằm trong nhóm ứng cử viên của SEA Games 30 chắc chắn vẫn sẽ có những tên tuổi như Thái Lan, Việt Nam, chủ nhà Philippines. Còn Giải vô địch U22 Đông Nam Á chỉ giống như một dịp để các nhà cầm quân “tìm nghiệm đúng” cho bài toán lực lượng chuẩn bị SEA Games, vì tấm HCV khi đó mới được tính là thước đo chuẩn nhất chứ không phải đội bóng nào sẽ vô địch Giải U22 Đông Nam Á 2019. P.B.T(TH) |