Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn,ĐãtìmthấyhaiphicôngvụmáybaySUrơiởgầnđảoPhúQuýchưlich bong da.net Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân cho biết, hiện các lực lượng gồm: Cảnh Sát biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, Quân chủng Hải quân, Lữ đoàn 918 và Sư đoàn 370 của (Quân chủng Phòng không Không quân), Lữ đoàn 5 Đặc công (Bộ Tư lệnh Đặc công), ngư dân Bình Thuận cùng 6 thợ lặn chuyên nghiệp đã được huy động tham gia tìm kiếm hai chiếc máy bay Su 22 của Trung đoàn 937, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bị nạn.
Ông Nguyễn Hùng Tân – Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết: “Hiện nay qua thông tin liên lạc, các đồn biên phòng đã thông báo khoảng 215 phương tiện của ngư dân đang hành nghề trên biển biết khu vực tọa độ đó để tổ chức tìm kiếm cứu nạn”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã giao Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chủ trì, chỉ đạo, huy động tối đa các lực lượng không quân, hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư, đặc công nước và tàu thuyền của ngư dân tham gia dò tìm.
Đang nỗ lực tìm kiếm phi công và hai máy bay Su 22 rơi tại Bình Thuận. Ảnh: V. C
Hai phi công lái hai chiếc máy bay SU 22 và gặp nạn gồm: Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Thông tin bước đầu cho thấy, 2 phi công này đã kịp nhảy dù khỏi máy bay. Thế nhưng, tính đến đêm qua 17/4/2015, các lực lượng vẫn chưa tìm thấy tung tích 2 phi công.
Ông Nguyễn Hùng Tân - Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết, vẫn chưa thấy tung tích của 2 phi công và biên đội máy bay rơi xuống biển. Ba thùng dầu tìm được hôm qua đều rỗng, màu đỏ, kí hiệu 5863 đã được đưa vào trung tâm cứu hộ huyện Phú Quý.
Ở một khía cạnh khác, qua tìm hiểu phía gia đình phi công Nguyễn Anh Tú, ông Nguyễn Văn Thi - bố đẻ của đại úy, phi công Nguyễn Anh Tú cho biết: thường mỗi chuyến bay diễn tập của anh Tú bắt đầu lúc 10 giờ sáng và hạ cánh lúc 12 giờ trưa. Rồi thể nào tầm nửa tiếng sau anh Tú cũng gọi về cho bố và vợ con yên tâm. Nhưng trưa qua thì mãi vẫn không có cuộc điện thoại nào.
Chờ mãi, cuối cùng cuộc điện thoại mà ông nhận được là của người em trai anh Tú đang làm việc ở Hà Nội gọi về hỏi ông rằng: “Con thấy báo mạng đưa tin về anh Tú…”. Lúc đó, đồng đội ở Trung đoàn 937 đã đến nhà để thông tin và trấn an nhưng ông Thi vẫn báo với con trai rằng: “Nói với mẹ, anh Tú đi trực chưa về, cứ yên tâm”.
Hôm 17/4, Thiếu tướng Lâm Quang Đại - Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng phòng không không quân đã đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Thi. Với vẻ bình tĩnh, ông Thi vẫn nhoẻn miệng cười khi nhắc đến anh Tú.
Nói với các đồng đội của con trai, ông thi bảo: “Cháu nó giống tôi, bơi khỏe lắm, nếu bung dù được thì thể nào nó cũng bơi được vào đâu đó”.
Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm vụ máy bay rơi này vẫn đang được khẩn trương thực hiện.
Hồng Anh
Rơi máy bay quân sự ở Thái Lan, phi công thiệt mạng