【số liệu thống kê về bayern gặp sc freiburg】Mở lại vận tải khách liên tỉnh: Nhiều tỉnh, thành chậm công bố mức độ dịch

Không yêu cầu xét nghiệm đối với hành khách tham gia vận tải đường bộ
Những địa phương nào đã nối lại vận tải hành khách liên tỉnh?ởlạivậntảikháchliêntỉnhNhiềutỉnhthànhchậmcôngbốmứcđộdịsố liệu thống kê về bayern gặp sc freiburg
Khôi phục vận tải liên tỉnh đang được triển khai như thế nào?
Hà Nội mở lại vận tải hành khách liên tỉnh đối với 7 địa phương

Còn nhiều quy định quá chặt

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đánh giá tình hình thực hiện tổ chức hoạt động vận tải hành khách của các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, với vận tải khách đường bộ, từ ngày 13 đến 18/10, có 48 địa phương đã được UBND tỉnh đồng ý thực hiện khôi phục hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh. 15 Sở Giao thông vận tải đã báo cáo UBND tỉnh kế hoạch khôi phục lại tuyến. 38 địa phương đã tổ chức khai thác với tổng số tuyến đăng ký là 793 tuyến.

Đánh giá về khó khăn trong quá trình thí điểm, Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc yêu cầu lái xe, phụ xe phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 khó thực hiện, vì lái xe, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe ở hầu hết các địa phương đều mới được tiêm 1 mũi, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi còn thấp, dẫn đến lượng khách từ các tỉnh nhỏ đi các thành phố lớn hoặc các tỉnh lớn không cao.

Một số tỉnh, TP thuộc vùng xanh nhưng vẫn duy trì chốt kiểm soát dịch Covid-19 và chưa cho hoạt hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh vào hoạt động bình thường; tâm lý hành khách còn e ngại, lo lắng, nên chưa tự tin đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng; nhiều địa phương còn có quy định quá chặt chẽ việc xét nghiệm, cách ly đối với hành khách về địa phương...

Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, theo Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định các tỉnh, TP xác định cấp độ dịch trên địa bàn, nhưng việc công bố cấp độ dịch tại các địa phương chưa kịp thời. Đến nay mới chỉ có một số tỉnh, thành phố công bố cấp độ dịch, dẫn đến việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách tại địa phương còn lúng túng, gây khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với hoạt động vận tải theo quy định.

"Việc công bố cấp độ dịch chưa có tổng hợp chung trên toàn quốc, mà mỗi tỉnh công bố tại một trang web riêng, gây khó khăn cho đơn vị kinh doanh vận tải trong việc theo dõi và cập nhật thông tin để có phương án hoạt động phù hợp", Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.

Mở lại vận tải khách liên tỉnh: Nhiều tỉnh, thành chậm công bố mức độ dịch
Ở chiều ngược lại từ các tỉnh về TPHCM hầu như không có khách do tâm lý vẫn ngại dịch bệnh. Ảnh minh họa: Internet.

Thận trọng, nhưng cũng cần tích cực

Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng để bảo đảm lưu thông hàng hóa, chúng ta phải bảo đảm được sự thông suốt của quốc gia, có chế tài nghiêm khắc đối với những địa phương và cá nhân cản trở mạch lưu thông, cố tình trì hoãn hoặc hiểu không đúng, hiểu lệch lạc chỉ đạo của Chính Phủ. Các địa phương cần nhận thức đúng bản chất dịch bệnh để thoát khoải tâm lý sợ hãi quá mức, quá trình vận hành không bị chia cắt hành chính của nền kinh tế. "Chúng ta thận trọng, nhưng cũng cần tích cực", PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, mặc dù ngành y tế và giao thông vận tải đã có những quy định về kiểm soát sức khoẻ người dân, hướng dẫn cụ thể việc đi lại sao cho phù hợp, nhưng các địa phương vẫn còn quá thận trọng, “ngập ngừng” nên việc xác nhận hai đầu tuyến để xe được phép hoạt động trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Trong khi đó, nhu cầu của người dân là có, nhu cầu của doanh nghiệp là có.

Đề cập đến những khó khăn mà doanh nghiệp vận tải đang gặp phải ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty TNHH vận tải Kumho Samco Buslines cho biết, từ ngày 13-20/10, công ty đã đăng ký hoạt động thí điểm trở lại 3 tuyến liên tỉnh từ TPHCM đi Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) với 1 chuyến/ngày.

Sau một tuần chạy thử nghiệm, mặc dù giá vé không đổi so với thời điểm trước dịch nhưng số lượng hành khách xuất bến rất ít một phần do hành khách không đáp ứng được điều kiện tiêu chuẩn về tiêm vắc xin ngừa Covid-19, giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính… Nhất là ở chiều ngược lại từ các tỉnh về TPHCM hầu như không có khách do tâm lý vẫn ngại dịch bệnh. Nếu đi vào hoạt động chính thức, với tình tình hình này, doanh nghiệp vận tải rất khó khăn khi phải bù lỗ.

Do đó, Công ty TNHH vận tải Kumho Samco Buslines kiến nghị có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận tải tái khởi động như miễn chi phí đăng kiểm đường bộ trong quá trình xe không hoạt động; giảm chi phí cầu đường, bến bãi, xăng dầu… cũng như đơn giản hóa các thủ tục để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các gói vay hỗ trợ lãi suất để hoạt động trở lại, giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 kéo dài.

Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và Du lịch TPHCM đề xuất, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi sinh sau dịch bệnh, các tỉnh, thành cần thống nhất bộ tiêu chí theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và mới đây nhất là Nghị quyết 128 của Chính phủ. Vùng nào "xanh, vàng" thì hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh phải thông thoáng, tránh tình trạng mỗi nơi áp dụng mỗi kiểu theo kiểu ngăn sông cấm chợ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Ngoại Hạng Anh
上一篇:Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
下一篇:Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn