“Kỳ lân công nghệ” VNG đối mặt với án phạt 14 tỷ đồng vì xâm phạm bản quyền
Công ty cổ phần VNG bị Công ty Cổ phần truyền thông TK - L kiện đòi bồi thường hơn 14 tỷ đồng vì đã khai thác 3 bộ phim nguyên đơn mua độc quyền.
Ngày 13/10,ỳlâncôngnghệVNGđốimặtvớiánphạttỷđồngvìxâmphạmbảnquyềbxh vua phá lưới la liga Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP HCM dự kiến sẽ xử phúc thẩm vụ tranh chấp độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh giữa Công ty cổ phần truyền thông TK-L (TK-L) và bị đơn Công ty cổ phần VNG(VNG).
Vụ kiện xuất phát từ năm 2020 khi Công ty cổ phần truyền thôngTK-L, đơn vị ký hợp đồng hợp tác với đối tác nước ngoài được quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim: The Story of Minglan – Minh Lan truyện, Princess silver – Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix – Phượng Dịch trên các nền tảng truyền hình trong lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó, TK - L phát hiện VNG đã khai thác 3 bộ phim trên dưới hình thức đăng tải trực tiếp lên trang điện tử tv.zing.vn, thuộc quyền quản lý và sở hữu của Công ty VNG.
Công ty TK - L cho rằng, VNG khai thác các tác phẩm này khi không được cho phép, gây thiệt hại nên khởi kiện yêu cầu TAND TP HCM buộc bồi thường. Theo nguyên đơn, việc VNG khai thác, sử dụng 3 bộ phim đã gây thiệt hại lớn về quyền khai thác độc quyền của bộ phim, doanh thu quảng cáo...
Ngày 15/1/2020, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VNG số tiền 90 triệu đồng cho hành vi vi phạm, trong đó có “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của Công ty cổ phần Truyền thông TK-L mà không được sự đồng ý” liên quan đến 3 bộ phim trên.
Sau nhiều phiên xử, ngày 29/9/2022, TAND TP HCM tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK - L số tiền hơn 14,3 tỷ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư vì xâm phạm bản quyền 3 bộ phim trên, đồng thời đăng tin xin lỗi trên 3 báo.
Theo Hội đồng xét xử, các tài liệu trong hồ sơ thể hiện TK - L đã chi trả cho đối tác nước ngoài tổng cộng hơn 610.000 USD (tương đương hơn 14 tỷ đồng) để được độc quyền khai thác 3 bộ phim ở Việt Nam, là có căn cứ. Những bộ phim này đã được Cục điện ảnh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp phép lưu hành.
Việc Công ty VNG khai thác mà không xin phép TK - L là vi phạm và làm mất đi giá trị độc quyền của nguyên đơn. Sau đó, vụ kiện được tiếp nhận và xử lý phúc thẩm tại Toà án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 13/10/2023, vụ việc sẽ tiếp tục được đưa ra xét xử lần 2.
Đáng nói đây không phải là lần đầu tiên VNG vướng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty TK-L. Trước đó, vào ngày 7/6/2023, Tòa án cấp cao tại TP HCM cũng đã ra phán quyết buộc VNG bồi thường gần 1 tỷ đồng và công khai xin lỗi công khai Công ty TK-L cũng liên quan đến bản quyền.
Cụ thể, vào năm 2019, Công ty TK-L đã phát hiện Công ty VNG đã sao chép, lưu trữ và khai thác bộ phim The Leaves – Chiếc lá cuốn bay trên website “www.tv.zing.vn” khi không có sự đồng ý.
Trao đổi với Doanhnhan.vn, TS. Luật sư Ngô Ngọc Diễm - Công ty Luật Thinksmart cho biết, theo khoản 2, điều 4 Luật Sở hữu Trí tuệ, công ty TK-L có quyền sở hữu tác phẩm trong thời hạn bảo hộ, nên hành vi khai thác phim trên nền tảng Internet mà không có sự đồng ý của Công ty TK-L là có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả.
Cụ thể, nếu bản được khai thác là bản gốc thì đây là hành vi xâm phạm quyền tài sản của quyền tác giả theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Sở hữu Trí tuệ dẫn chiếu đến điểm đ, khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu Trí tuệ là Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
Trong trường hợp nếu bản được khai thác là bản sao do quay chụp lại, tải về rồi trực tiếp lại (thường gặp) thì đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ với hình thức thể hiện là Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Đề cập thêm đến một số ảnh hưởng khi bị xâm phạm bản quyền tác phẩm, TS Luật sư Ngô Ngọc Diễm cho biết, thứ nhất, việc xâm phạm bản quyền sẽ gây tổn hại về quyền nhân thân khi hoạt động sao chép có thể làm sai lệch tên tác phẩm, tên tác giả, mất đi quyền công bố của tác giả, tác phẩm không còn toàn vẹn nếu bị cắt ghép khi sao chép.
Thứ hai, gây tổn thất về và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm là việc tác giả bị mất đi lợi ích do không còn tạo ra thương mại từ việc khai thác tác phẩm. Việc đi sao chép sẽ vô hình trung khiến không có sự ra đời của những tác phẩm mới làm tiền đề thúc đẩy kinh tế, xã hội.
Hành vi vi phạm bản quyền gây ảnh hưởng lớn đến quyền khai thác và các lợi ích kinh tế thu được từ bộ phim. Với các bộ phim truyền hình nhiều tập lợi ích kinh tế càng lớn, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đơn vị được cấp độc quyền.