当前位置:首页 > Thể thao

【valencano vs】Cầm cố đất, vay nặng lãi vùng DTTS

RẤT CẦN GIẢI PHÁP CĂN CƠ

Thực tế cho thấy,i vvalencano vs các vụ việc đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cầm cố, sang nhượng đất phía sau đều có bàn tay đạo diễn của những kẻ cơ hội. Trong khi đó, lúc có tiền, phần lớn bà con không biết tính toán làm ăn mà chủ yếu tiêu xài nên khi mất đất, họ càng nghèo hơn. Các ngành chức năng cần sớm có những giải pháp căn cơ, bởi hệ lụy từ vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, sâu xa hơn sẽ là lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giao dịch ngầm

Sở dĩ tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, sang nhượng đất trong vùng đồng bào DTTS kéo dài từ năm này qua năm khác một phần do các đối tượng lợi dụng sự hạn chế hiểu biết về pháp luật của người dân để cố tình lừa gạt, giao dịch ngầm, hợp đồng vay mượn sơ sài, không thể hiện lãi suất, người đi vay cố tình che giấu thông tin, ngại khai báo.

Đơn cử như vụ việc Điểu Huỳnh, thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập vay tiền của ông Bùi Đức Dương, cùng trú xã Phú Nghĩa số tiền 60 triệu đồng, với thời hạn 20 ngày và mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người anh em cột chèo Điểu Mum (xã Phú Nghĩa) để thế chấp. Đến hẹn không đủ khả năng trả nợ, ông Dương mời gia đình Điểu Huỳnh lên giải quyết bằng cách ký vay tiền 280 triệu đồng. Khi nhận thấy không đủ khả năng trả nợ, Điểu Huỳnh đã làm đơn tố cáo ông Dương lên UBND xã Phú Nghĩa về hành vi cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, khi làm việc với các trường hợp liên quan xét thấy đây chỉ là việc vay mượn dân sự, không có giấy tờ chứng minh, do đó không có cơ sở để giải quyết.

Điều lâu nay được biết đến là cây thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhưng thời gian qua không ít hộ cầm cố vườn điều làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, đời sống gia đình

Hay như vụ việc ông Điểu Phương, xã Phước Minh có nhờ bà Lê Thị Đoán, xã Phú Nghĩa đứng ra làm thủ tục vay tiền tại ngân hàng. Sau khi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Phương, bà Đoán đã làm thủ tục sang tên cho mình. Sau đó, bà Đoán tiếp tục sang nhượng lại cho ông Phan Văn Bé, thôn 4, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập với số tiền 500 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế bà Đoán chỉ đưa cho ông Phương 60 triệu đồng, số tiền còn lại bà Đoán sử dụng vào mục đích cá nhân. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Bù Gia Mập thụ lý, tạm đình chỉ để điều tra, làm rõ.

Gần đây, là vụ việc 11 trường hợp là người dân các thôn Bù Nga, Bù La, Đắk Á, Bù Rên thuộc xã Bù Gia Mập vay tiền lãi suất 3.000 đồng/ngày của bà Thị Nhung (thôn Bù Nga). Qua làm việc với các trường hợp liên quan được biết, hiện bà Nhung đã ủy quyền cho ông Nguyễn Minh Thơ, ngụ thành phố Đồng Xoài đi đòi nợ. Tuy nhiên, qua xác minh của cơ quan chức năng, giấy ủy quyền của bà Thị Nhung không đầy đủ giá trị pháp lý vì không ghi rõ thời gian, chưa có xác nhận của chính quyền địa phương. Phía địa phương cũng đã nhiều lần mời bà Nhung lên làm rõ vụ việc nhưng bà Nhung không chấp hành, hiện cũng không có mặt tại địa phương.

Khó xử lý

Theo thống kê của Công an tỉnh, hiện nay có 485 hộ DTTS bán điều non với diện tích trên 873 ha, số tiền trị giá trên 56,3 tỷ đồng; 107 hộ cầm cố, sang nhượng đất ở, đất sản xuất với diện tích 118,62 ha, số tiền trên 27,5 tỷ đồng; 76 hộ vay tiền lãi suất cao, số tiền trên 6,5 tỷ đồng, lãi suất 25-50%/năm. Trước thực trạng các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết để lừa gạt nhằm chiếm đoạt tài sản người dân, các cơ quan chức năng đã triển khai tiếp nhận, điều tra, khởi tố vụ án. Tuy nhiên, việc tổ chức, xử lý liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi, lừa đảo cầm cố đất, môi giới bán điều non trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn hạn chế.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, giai đoạn 2017-2020, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ thụ lý, giải quyết 5 vụ liên quan đến giao dịch bán điều non, 50 vụ liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng đất. Công an tỉnh khởi tố 2 vụ, 2 đối tượng cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi đối với 9 hộ DTTS trên địa bàn huyện Đồng Phú; điều tra 1 vụ, 1 đối tượng tại huyện Bù Gia Mập nhưng không đủ cơ sở để xử lý; đang điều tra 2 đơn tố cáo làm giả chữ ký, mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cầm cố, chiếm đoạt tài sản tại huyện Bù Đăng; phát hiện, ngăn chặn kịp thời 11 hộ DTTS tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản có dấu hiệu chuẩn bị cầm cố thế chấp tài sản để góp vốn mua bán thiên thạch, đồng đen.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý các giao dịch mua bán điều non, vay tiền không thuộc hệ thống ngân hàng thương mại, cầm cố, bán đất có hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi phát hiện sự chèn ép đồng bào DTTS về quyền lợi và giá cả trong các giao dịch, cần có biện pháp can thiệp kịp thời để xử lý, răn đe, ngăn chặn. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy tính chất có thể xử lý vi phạm hành chính hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.


Các vụ việc được cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý quá ít so với số liệu báo cáo của cơ quan chức năng. Và thực tế cho thấy, tình trạng đồng bào DTTS bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố sang nhượng đất bằng giấy viết tay trục lợi từ việc dụ dỗ trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, gây nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự. 

UBND tỉnh cũng chỉ đạo khi tổ chức họp, hội nghị cấp xã và thôn cần lồng ghép mời già làng, người có uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn đến để tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc cầm cố, sang nhượng đất, vay nặng lãi; cảnh giác về phương thức, thủ đoạn của một số đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, thiếu hiểu biết của đồng bào DTTS nhằm trục lợi bất chính. Về lâu dài, UBND các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn cần chủ động đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi cho đồng bào thế chấp vay vốn ngân hàng, hạn chế tìm đến “tín dụng đen”. 

分享到: