【bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh tối nay】Rút khỏi Hiệp ước Versailles, Mỹ đã gây ra cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử
Vai trò của Mỹ
Hiệp ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp ước. Nội dung do Pháp, Mỹ và Vương quốc Anh là ba nước thắng trận soạn thảo. Riêng Mỹ không phê chuẩn Hiệp ước Versailles mà chủ trương đàm phán riêng lẽ với Đức. |
Từ xưa tới nay, Mỹ chịu trách nhiệm đàm phán và thực thi một số thỏa thuận ngoại giao đa phương quan trọng và tồn tại lâu dài trong thế kỷ 20. Ví dụ như Hiệp ước Hải quân Washington 1922, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 1949 và Hiệp ước Helsinki 1975. Các hiệp ước nói trên do nhiều nước với nhiều lợi ích khác nhau soạn thảo và đều đóng góp vào hệ thống quốc tế hòa bình và cởi mở, mang lại lợi ích cho Mỹ và đồng minh thông qua việc các bên tham gia đều tuân thủ cam kết lâu dài liên quan tới an ninh.
Các hiệp ước nói trên đều bất khả thi nếu thiếu sự cam kết và ủng hộ của Mỹ. Hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Mỹ từ lâu đã là tác giả và là người thực thi trật tự thế giới. Tuy nhiên, Hiệp ước Versailles lại là một vết nhơ đen tối với lịch sử của Mỹ.
Dựa trên đề xuất thời trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất của Tổng thống Theodore Roosevelt về thành lập một Liên đoàn Hòa bình, Tổng thống Woodrow Wilson đã dẫn đầu nỗ lực tạo ra một thỏa thuận đa quốc gia vào cuối cuộc chiến đó để đảm bảo hòa bình vĩnh viễn. Liên đoàn các quốc gia sẽ là trung tâm của Hiệp ước Versailles. Đây sẽ là một cơ quan quốc tế bao gồm mọi quốc gia, có chức năng phân xử bất đồng giữa các quốc gia, khuyến khích hợp tác và trừng phạt hành vi gây hấn.
Việc Thượng viện Mỹ hồi tháng 11/1919 và tháng 3/1920 bác bỏ Hiệp ước Versailles đã hủy hoại giấc mơ đó. Viện các lý do như tâm lý chán nản chiến tranh của người Mỹ, tâm lý chống Anh và mất niềm tin vào các thỏa thuận ngoại giao phức tạp, một nhóm các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đã phản đối Hiệp ước Versailles. Với các nghị sĩ Cộng hòa vốn ra mặt thách thức Tổng thống Wilson, họ có lợi về mặt chính trị khi gieo rắc cho dân chúng nỗi sợ Mỹ can dự ở nước ngoài. Với họ, các bức tường chia cắt dường như an toàn hơn quan hệ hợp tác mới với các đối thủ trước đây.
Chủ nghĩa biệt lập
Chủ nghĩa biệt lập của Mỹ đã không công nhận tính hợp pháp của Hiệp ước Versailles. Tại sao các nước lại tham gia một hiệp ước mà một trong những nước hàng đầu đề xuất ra hiệp ước, cũng là một trong những cường quốc mới nổi, lại từ chối tham gia? Nhiều nhà quan sát cho rằng chính trị trong nước chính là yếu tố khiến Mỹ bác bỏ Hiệp ước. Sự việc khiến dư luận củng cố thêm quan điểm đã có từ lâu rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy. Tại sao các nước phải tự trói tay trong khi Mỹ có thể hành động tự do khi không tham gia hiệp ước? Trong thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các hành động của Mỹ đã khuyến khích chủ nghĩa đơn phương từ các quốc gia mạnh khác, như Đức, Nhật Bản và Liên Xô.
Lãnh đạo các quốc gia theo “chủ nghĩa xét lại” này coi Hiệp ước Versailles là công lý không công bằng của người thắng cuộc. Đầu năm 1922, Đức và Liên Xô đã sử dụng lý lẽ này để hợp tác tài chính, quân sự ở Đông Âu để tăng cường sức mạnh.
Lãnh đạo Anh, Italy, Pháp và Mỹ tại hội nghị hòa bình Versailles ngày 27/5/1919. |
Việc Mỹ bác Hiệp ước Versailles càng khiến cho những tuyên bố của Đức và Liên Xô thêm đáng tin cậy. Vì lý do đó, ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế tự do và an ninh tập thể vẫn không phổ biến ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ những năm 1920 và 1930.
Những tình huống dễ xung đột này khiến người Mỹ tổn thương. Là một nước không thuộc Liên đoàn các quốc gia, không tham gia bất kỳ liên minh nào, Mỹ không thể gây sức ép quốc tế tương ứng với thế mạnh về kinh tế và diện tích. Các biện pháp trừng phạt quốc tế mà Mỹ áp đặt với nước khác khó mà được thực thi vì thiếu sự phối hợp giữa các quốc gia. Việc phân xử quốc tế không thể thực thi vì không có cơ quan quốc tế nào đủ khả năng thực hiện nhất quán.
Khi chủ nghĩa phát xít xâm chiếm các quốc gia láng giềng, các nước vẫn bảo vệ trật tự hiện hữu, trong đó có Mỹ đã đàm phán nhiều biện pháp tạm thời và không mấy hiệu quả.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt nhận thấy chính sách đơn phương thiển cận của Mỹ đã khiến thế giới xảy ra một cuộc chiến còn tồi tệ hơn: Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trước khi Mỹ gia nhập cuộc xung đột, ông Roosevelt nhấn mạnh cam kết đa phương thông qua việc ủng hộ nghị trình “Bốn điều tự do” mở rộng và ký kết Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941. Mỹ đã thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó là Chiến tranh Lạnh nhờ Tổng thống Roosevelt và người kế nhiệm của hai đảng đã đi đầu trong các thỏa thuận đa phương thời hậu chiến sau năm 1945, khác hẳn với thời kỳ sau năm 1919.
Mọi người đều tin rằng các thỏa thuận quốc tế được các tổng thống cùng đảng ký kết sẽ được người kế nhiệm thuộc cả hai đảng tôn trọng. Ví dụ như ông Ronald Reagan dù chỉ trích hiệp ước SALT II và Kênh đào Panama khi tranh cử tổng thống nhưng đều cam kết tuân thủ sau khi nhậm chức. Ông Reagan hiểu rằng hợp tác quốc tế phải được đặt cao hơn lợi ích đảng phái và một nhà lãnh đạo toàn cầu phải tuân thủ.
Thông qua Liên hợp quốc, Bretton Woods, NATO và Đạo luật Helsinki, Mỹ đã nhân gấp nhiều lần sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị để răn đe, ngăn chặn các kẻ thù. Mỹ đã tận dụng sức mạnh quốc gia và sự ủng hộ quốc tế hiệu quả hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, hiện giờ sức mạnh quân sự của Mỹ đã bị thách thức ở Afghanistan, Iraq, Syria… Trung Quốc đã trở thành một đối thủ kinh tế đáng gờm của Mỹ. Mỹ cũng đã xa lánh các đồng minh hơn bao giờ hết.
Với động thái bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Trump, thế giới một lần nữa lại có lý do để tự hỏi liệu Mỹ có còn gắn bó với một thỏa thuận an ninh nào khác mà chính Mỹ đã thiết kế và ủng hộ không.
-
Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?Top leader hosts new foreign ambassadorsPM Phúc calls on world unity against COVIDAnother senior official in jail for quality issues in Đà NẵngSiêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1Việt Nam calls for greater international support for Great Lakes RegionVietnamese, Italian FMs hold phone talksVN actively contributes to maintaining regional, world peace, stability, cooperation and developmentTây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nướcForeign non
下一篇:Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Many activities to celebrate National Reunification Day
- ·Law on Vietnamese guest workers at NA agenda
- ·US grants Việt Nam US$9.5 million to combat COVID
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·NA Standing Committee discusses legislative agenda
- ·Appeal trial begins on land use case involving former Đà Nẵng leaders
- ·Public services on national portal to support 4 million people
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Public Security Forces must work for the people: late President Hồ Chí Minh
- ·NA’s ninth session to begin on May 20
- ·VN urges parties to not take action to further complicate East Sea situation
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Supreme People’s Court upholds verdict and death penalty for Hồ Duy Hải
- ·After COVID
- ·Việt Nam opposes use of chemical weapons
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·ASEAN countries prove effective cooperation in curbing COVID
- ·Việt Nam calls for stronger NAM cooperation in COVID
- ·US symposium features life, career of President Hồ Chí Minh
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·ASEAN senior officials meet online
- ·VN actively contributes to maintaining regional, world peace, stability, cooperation and development
- ·Vietnamese, Lao National Assembly leaders hold phone talks
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·NA Standing Committee begins 45th session
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·ASEAN 2020: Việt Nam vows to partner others to fight COVID
- ·Former defence deputy minister sentenced to four years in prison
- ·Appeal trial begins on land use case involving former Đà Nẵng leaders
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc holds phone talks with Japanese counterpart
- ·Deputy PM, FM holds phone talks with Spanish foreign minister
- ·Man sentenced to 11 years in prison for terrorist activities
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·VN urges parties to not take action to further complicate East Sea situation