Thế giới bắt đầu một năm 2022 với nhiều nỗ lực để hướng đến hi vọng cao hơn,ùngnhauphụchồivàpháttriểnmạnhmẽhơntrongnămmớkết quả bóng đá c1 châu á phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai. Ảnh minh họa: VTC news Cụ thể, vaccine an toàn và hiệu quả đã làm giảm số ca tử vong do COVID-19 gây ra, trong khi các biện pháp can thiệp về tài khóa của chính phủ các nước đã và đang giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song nhìn chung, mức độ phục hồi kinh tế trên toàn cầu vẫn không đồng đều. Điều này xuất hiện là do điều kiện kinh tế của từng nước trước đại dịch là khác nhau và các chính sách kích thích cũng không có nhiều điểm tương đồng. Có thể khẳng định rằng, vaccine COVID-19 đã thay đổi cuộc chơi.Tỷ lệ tiêm chủng cao đã thúc đẩy khả năng miễn dịch cộng đồng, tạo cơ hội nới lỏng và giảm bớt các hạn chế và khởi động tiến trình mở cửa, phục hồi trở lại nền kinh tế. Tuy nhiên, khi các tổ chức đa phương đã và đang nỗ lực đảm bảo phân phối vaccine công bằng trên toàn cầu, nhiều nước đang phát triển vẫn còn phải vật lộn để đảm bảo đủ nguồn cung cho công dân của họ, trong khi các nền kinh tế tiên tiến lại triển khai tiêm chủng với tốc độ chóng mặt. Chính điều này đã củng cố thêm cho sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia, cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Chỉ khi mọi quốc gia cùng nhau liên kết trong cuộc chiến chống lại đại dịch, từ đó làm chúng ta mạnh lên thì thách thức mới có thể vượt qua. Vì vậy, điều cần thiết nhất lúc này là thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Mọi quốc gia đều mong muốn kiểm soát sự lây lan của virus và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Do đó, các tổ chức đa phương nên đảm nhận một vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo rằng tất cả các nước đều được triển khai kịp thời chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, các nước cũng cần phải thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và cải thiện khả năng sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng dưới dạng nguồn lực, cơ chế quản trị, quy trình ra quyết định và chia sẻ thông tin về các đại dịch trong tương lai. Quản lý căng thẳng giữa chủ quyền quốc gia và quản trị toàn cầu cũng được xem là một thách thức quan trọng. Như đại dịch COVID-19 đã cho thấy, nếu không triển khai hành động, nhiều khả năng sẽ có nguy cơ xuất hiện các tổn hại thảm khốc hơn trong tương lai. Về kinh tế,các quốc gia hiện đang ở những giai đoạn phục hồi khác nhau, cũng như cũng đang theo đuổi các loại hình chiến lược hậu đại dịch khác nhau, cả về chính sách và thời điểm. Song, trong một thế giới có tính liên kết cao với nhiều hệ thống kinh tế và tài chính khác nhau, nhưng có liên quan đến nhau, việc nới lỏng chính sách kích thích ở một số quốc gia sẽ tác động đến các nước còn lại. Đáng chú ý, việc bình thường hóa chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển nếu không được truyền đạt một cách minh bạch có thể gia tăng sự biến động và gây bất ổn cho dòng vốn chảy ra từ các thị trường mới nổi. Cuộc khủng hoảng về COVID-19 đã gây áp lực lớn lên tài chính công của nhiều nước đang phát triển, khiến các chính phủ phải vật lộn với mức nợ tăng cao khi chống chọi với đại dịch. Các tổ chức đa phương cần cung cấp sự giám sát và hướng dẫn nhiều hơn để giải quyết các vấn đề nợ ngày càng gia tăng của các nền kinh tế đang phát triển, giảm thiểu tình trạng kiệt quệ tài chính đang gia tăng của các nước. Thêm vào đó, khi tiến trình phục hồi kinh tế bắt đầu giữ vững, các chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch không thể điều chỉnh ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu gia tăng đột biến hiện nay. Vấn đề này có thể chỉ tồn tại nhất thời, nhưng lại rất tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách nên đánh giá lại chuỗi cung ứng toàn cầu hiện tại và phân bổ nguồn lực – một tính toán có thể tạo ra động lực cho các thị trường mới nổi giành được thành công trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Một vấn đề cũng đáng được quan tâm khác là nhu cầu năng lượng đã vượt qua mức tiền đại dịch, gây ra tình trạng khủng hoảng toàn cầu. Bên cạnh nguy cơ giá cả tăng vọt sẽ thúc đẩy lạm phát, cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đang đe dọa đến nỗ lực chống biến đổi khí hậu, vốn chỉ có thể thành công nếu chúng ta thực hiện chúng cùng nhau và thực hiện một cách nhất quán. Ngày nay, chúng ta có nhiều cơ hội phục hồi nền kinh tế, đồng thời chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thúc đẩy quá trình phục hồi xanh, bền bỉ và toàn diện. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các nước phải thiết kế các chính sách kinh tế tích cực với khí hậu và cung cấp nguồn tài chính bền vững hơn. Các chương trình phục hồi xanh cũng có khả năng trao quyền cho phụ nữ - những người thường chịu ảnh hưởng to lớn bởi khủng hoảng và biến đổi khí hậu hơn so với nam giới. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ đóng vai trò là tác nhân thay đổi cho các sáng kiến bền vững. Bằng cách tạo dựng ý chí chính trị đầy đủ, các chuyên gia tin tưởng rằng, các quốc gia hoàn toàn có thể cùng nhau phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng về đại dịch COVID-19 và hướng đến năm mới 2022 với nhiều hi vọng mới, thắng lợi mới. Đan Lê(Lược dịch từ Japan Times) |