Phát biểu khai mạc Hội nghị,ạchộinghịTổngcụctrưởngHảiquanASEANlầnthứtrận đấu villarreal b Thứ trưởng Bộ Tài chính Lào Thiphakone chanthavongsa đề cập đến quan điểm của Lào trong hợp tác ASEAN và cam kết của Lào đối với thúc đẩy hợp tác hải quan hướng đến một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững và mang lại phồn vinh cho người dân ASEAN. Theo chương trình hội nghị, các Tổng cục trưởng hải quan ASEAN sẽ phê duyệt tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác và hội nhập hải quan ASEAN được thực thi bởi các ủy ban/nhóm làm việc Hải quan ASEAN, bao gồm Ủy ban Điều phối Hải quan, Nhóm làm việc về Thủ tục và Tạo thuận lợi thương mại, Nhóm làm việc về Thực thi và Tuân thủ Hải quan, Nhóm làm việc về Xây dựng năng lực Hải quan và Ban chỉ đạo Cơ chế Một cửa ASEAN. Một số lĩnh vực hợp tác, hội nhập ASEAN quan trọng mà hội nghị này sẽ xem xét và đánh giá. Một là,Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS). Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) nhằm mục tiêu đạt được dòng chảy thương mại hàng hóa liền mạch với một phương tiện vận tải chỉ cần một tờ khai và một bảo lãnh duy nhất để tạo thuận lợi và thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong ASEAN. Với việc cả 10 nước hoàn thành phê duyệt, Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN, thuộc Hiệp định khung ASEAN về Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (AFAFGIT) đã chính thức có hiệu lực. Đến nay đã có 4 nước (trong đó có Việt Nam) hoàn thành phê duyệt Nghị định thư 2 (Chỉ định các cặp cửa khẩu quá cảnh). Hiện tại các nước đang chuẩn bị cá điều kiện cơ sở hạ tầng và pháp lý để thực hiện thí điểm ACTS tại cả 2 hành lang Bắc – Nam và Đông – Tây trước tháng 12 năm 2019 và sau đó là kết nối ở cả 2 hành lang và thực hiện thực tế ACTS.
Hai là,chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) và Thỏa thuận công nhận lẫn nhau ASEAN MRA-AEO. Việc thành lập chương trình AEO đã cải thiện an ninh chuỗi cung ứng và tạo điều kiện cho thương mại dựa trên Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO về An ninh và Tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại Toàn cầu (Khung tiêu chuẩn SAFE). Một ASEAN MRA-AEO có thể giảm được những rào cản về quy định trong thương mại quốc tế, tăng cường tính tập trung của ASEAN và giúp giảm chi phí giao dịch thương mại (TTC) trong khu vực. Trong ASEAN, Việt Nam cùng với 5 nước thành viên đã thực hiện các chương trình AEO quốc gia trong khi các chương trình AEO cấp quốc gia của các nước thành viên còn lại đang trong giai đoạn phát triển/xây dựng ban đầu với việc mục tiêu tất cả các nước sẽ thực hiện AEO vào năm 2020. Nhóm nghiên cứu của Hải quan ASEAN (FSG) đã hoàn thành xem xét tính khả thi của việc xây dựng ASEAN MRA-AEO và nhất trí thông qua việc thành lập Tiểu Nhóm làm việc để xem xét xây dựng ASEAN MRA- AEO theo cách thức tiếp cận dần vào năm 2020. Ba là,khảo sát về “Sự dễ dàng kinh doanh tại khu vực ASEAN có liên quan đến Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Tổ chức thương mại thế giới (TFA)”. Nhóm CPTFWG đã tiến hành khảo sát khu vực tư nhân nhằm mục tiêu xem xét các biện pháp thuận lợi hóa thương mại hiện tại,tiến trình thực hiện TFA-WTO từ góc độ của khu vực tư nhân. Cuộc khảo sát được tiến hành theo các điều khoản được liệt kê trong WTO-TFA. Trên bình diện chung, các cơ quan Hải quan ASEAN hài lòng ghi nhận những tiến bộ mà CPTFWG đạt được khi thực hiện khảo sát, cung cấp một cái nhìn tổng quan về quan điểm của khu vực tư nhân về việc thực thi các điều khoản TFA của ASEAN và xác định các lĩnh vực cải thiện để tăng cường thuận lợi thương mại trong khu vực. Bốn là, danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN). AHTN được thành lập để hài hòa hóa danh mục thuế quan trong ASEAN và đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, đơn giản hóa, trong việc phân loại hàng hóa. Hải quan ASEAN đã cử các chuyên gia giỏi tham gia Tiểu nhóm Kỹ thuật về Phân loại (TSWGC) để bắt đầu rà soát AHTN 2017 và việc rà soát đang được tiến hành kết hợp với dự thảo sửa đổi HS 2022. Đồng thời Hải quan ASEAN đang kêu gọi và khuyến khích sự phối hợp với các bộ ngành và các bên liên quan để xây dựng phiên bản AHTN 2022. Năm là,nâng cao năng lực của cán bộ hải quan trong ASEAN. Thời gian qua, các hoạt động nâng cao năng lực của các quốc gia thành viên ASEAN và các hoạt động hợp tác với các Đối tác Đối thoại và khu vực tư nhân trong các lĩnh vực khác nhau đã được thúc đẩy mạnh mẽ trong đó tập trung vào AEO, Công nghệ mới để tạo thuận lợi cho Thương mại, Thực thi Hải quan, Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng Vận tải Hàng không và quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Dự kiến tại Hội nghị này, các Tổng cục trưởng sẽ ghi nhận và đánh giá cao tiến độ thực hiện Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan (SPCD) 2016-2020 và giao nhiệm vụ cho tất cả các nhóm làm việc của Hải quan khởi động chu kỳ mới của SPCD trong giai đoạn 2021 đến 2025. Các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN sẽ xem nét các kết quả đạt được trong việc thực hiện Hệ thống một cửa ASEAN (ASW): (i) Brunei Darussalam tham gia trao đổi trực tiếp C/O mẫu D trên ASW vào ngày 1 tháng 4 năm 2019 trong khi các nước còn lại (Campuchia, Lào, Myanmar và Philippines) được khuyến khích tham gia vào năm 2019; và (ii) đối với 5 nước đã triển khai trao đổi C/O Mẫu D trong thời gian qua bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia, sẽ thực hiện kế hoạch bắt đầu trao đổi thử nghiệm các chứng từ hải quan như Tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) và Chứng nhận kiểm dịch điện tử (e-Phyto) trên hệ thống ASW trong năm 2019. Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN 28 sẽ có các phiên tham vấn với lãnh đạo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), tư lệnh lực lượng bảo vệ biên giới và hải quan Úc, lãnh đạo Hải quan Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tăng cường hợp tác hải quan trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và thực thi quản lý hải quan hiệu lực hiệu quả. Các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN cũng sẽ có các buổi tham vấn riêng rẽ với Hội đồng Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) với sự tham gia của các doanh nghiệp Lào, Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN (EUABC) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) nhằm tăng cường quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp trong khu vực. |