Các chuyên gia đều nhất trí quan điểm muốn tổ chức sắp xếp lại DNNN phải nhấn mạnh tính công khai,ắpxếplạidoanhnghiệpnhànướcThiếucôngkhaiminhbạchkhóthànhcôsuwon fc vs minh bạch, tuân thủ nguyên tắc thị trường.
Còn tâm lý “luyến tiếc”
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thời gian qua nhiều DNNN sau cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động tăng lên, hướng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN trông đợi cơ chế xin cho, không bình đẳng. Thực tế này là do DNNN tồn tại quá lâu trong cơ chế được ưu tiên, ưu đãi, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự bình đẳng. DNNN được ưu tiên về đất đai, vốn, cơ chế. Nhiều DNNN còn là “sân sau” của bộ chủ quản, nhằm “lợi ích nhóm”. Đây là một thực tế đã kéo dài nhiều năm và dù đang tích cực thay đổi nhưng vẫn chưa được như mong muốn.
Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ cổ phần hóa thời gian qua chưa đạt kế hoạch. Theo ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, có nhiều nguyên nhân tác động đến tiến độ cổ phần hóa nhưng quan trọng nhất là sự quyết tâm, quyết liệt của các bộ, ngành và chính bộ máy lãnh đạo DN. Trên thực tế, chắc chắn có sự “luyến tiếc” trong việc từ bỏ quyền sở hữu, chủ quản với DNNN.
“Những năm qua, dù chúng ta quyết liệt, nhưng đã có ai bị phê bình, khiển trách trong lĩnh vực này chưa?”, ông Hùng nêu câu hỏi. Tới đây, chúng ta sẽ cổ phần hóa nhiều DNNN lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực với quy trình chặt chẽ hơn… Do đó, đây là vấn đề cần mổ xẻ tìm giải pháp để thúc đẩy sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương cũng như bản thân DN.
Bàn về các giải pháp để nâng cao hiệu quả DNNN, các chuyên gia đều nhất trí quan điểm phải nhấn mạnh tính công khai, minh bạch, tuân thủ nguyên tắc thị trường, bình đẳng.
Muốn hiệu quả, thông tin phải minh bạch
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, những nỗ lực cải cách sắp xếp lại DNNN thời gian qua được kỳ vọng nâng cao hiệu quả vốn nhà nước. Nhưng muốn có hiệu quả phải minh bạch thông tin. Trước đây có sự “nhập nhằng” giữa các ngành nghề kinh doanh chính, các DNNN có vị thế đất đai tốt mà không làm gì để gia tăng giá trị tài sản. Do vậy, Chính phủ đã đi trước một bước bằng việc quy định, các DNNN trước khi cổ phần hoá phải sắp xếp lại tài sản đất đai, nếu không dùng hết đất thì chuyển giao lại đất cho địa phương để địa phương sử dụng. Đây là một sự thay đổi hoàn toàn về tư duy, được làm rõ tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP... Trước đây, làm ào ào, có bao nhiêu tài sản thì đưa vào báo cáo để tạo ra lợi thế giả tạo. Khi Chính phủ đưa ra quy định như vậy thì các DN cũng có hiện tượng chần chừ, lo ngại vì như vậy sẽ thấy rõ DN lãi là do cho thuê đất.
Đồng quan điểm này, ông Phùng Văn Hùng cho rằng, chủ trương rà soát đất đai của DNNN trước cổ phần hoá là giải pháp quan trọng đúng đắn. Thời gian qua nhiều trường hợp làm chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng thất thoát tài sản đất đai của Nhà nước. Với quy định hiện nay, giá trị đất đai trong cổ phần hoá được công khai minh bạch, định giá đúng thị trường như chúng ta mong muốn để thu hút nhà đầu tư.
Tại cuộc tọa đàm, ông Đặng Quyết Tiến cũng chia sẻ thông tin về hội nghị toàn quốc của Chính phủ về sắp xếp lại DNNN dự kiến diễn ra cuối tháng 9 này. Hội nghị tập trung vào rà soát và đánh giá 2 năm nhiệm kỳ 2016 - 2020 về kết quả công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp đổi mới DNNN. Đồng thời, nhìn lại hơn một năm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII và triển khai Nghị quyết 60 của Quốc hội. Tại hội nghị này, Chính phủ nhấn mạnh thông điệp các DN cần quán triệt đúng Nghị quyết Trung ương 5 và khẳng định lại mục tiêu phát triển DNNN của giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, DNNN chỉ làm những lĩnh vực Nhà nước cần, đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, thoái vốn, giải phóng nguồn lực cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là DN tư nhân. “DN tư nhân càng phát triển thì nền kinh tế càng có nhiều cơ hội phát triển, DNNN chỉ dẫn dắt trong một giai đoạn. Chính phủ sẽ bàn nhiều về vấn đề này để đảm bảo thúc đẩy quốc gia khởi nghiệp”, ông Đặng Quyết Tiến nói.
“Thiếu minh bạch, mập mờ thông tin là căn bệnh cố hữu của DNNN. Chủ đề thảo luận lần này là rất đúng, trúng vấn đề, cải cách DNNN mà không công khai, minh bạch thì không thể thành công. Sau hội nghị tới đây, tôi kỳ vọng chúng ta sẽ cố gắng thay đổi hẳn tư duy, cung cách làm ăn của DNNN, kể cả trước và sau cổ phần hóa thì hiệu quả mới bền vững, kinh tế mới phát triển”, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ bình luận. |
Hoàng Yến