您的当前位置:首页 > Thể thao > 【nhận định salernitana】Phó Thủ tướng: Cần dành ưu tiên cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh 正文

【nhận định salernitana】Phó Thủ tướng: Cần dành ưu tiên cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

时间:2025-01-25 16:37:37 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)Chiều 28/5, Diễn đàn Cấp cao nhận định salernitana


Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Chiều 28/5, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2024 (Vietnam - Asia DX Summit 2024) với chủ đề: “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số” đã diễn ra tại Hà Nội.

Đây là sự kiện thường niên quy mô quốc gia và quốc tế do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự, phát biểu chỉ đạo.

5 tồn tại, 6 việc cần làm

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định: "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thế giới. Đây là con đường ngắn nhất, rẻ nhất đi đến tương lai tươi sáng cho Việt Nam."

Theo Phó Thủ tướng, người Việt Nam có nhiều tố chất lợi thế như: Thông minh, chịu khó, sẵn sàng và nhanh chóng tiếp cận cái mới... Bên cạnh đó, Việt Nam có chủ trương, đường lối và chương trình hành động về chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nhờ đó, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng thẳng thắn chỉ ra 5 tồn tại, hạn chế là rào cản, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Theo đó, không phải tất cả mọi người dân đều quan tâm đến chuyển đổi số; vẫn còn một bộ phận không thích sự minh bạch khi ứng dụng công nghệ. Việt Nam chưa có cơ chế, chính sách tạo ra “đường băng” để các doanh nghiệp công nghệ “cất cánh.”

Tại Việt Nam, nguồn lực cho lĩnh vực này chưa thực sự được ưu tiên và chưa được ứng xử như một lĩnh vực tiên phong. Trong bảng tổng hợp xếp hạng thế giới, Việt Nam đứng thứ 150/195 quốc gia và vùng lãnh thổ về khả năng tận dụng chuyển đổi xanh trong phát triển kinh tế-xã hội.

Đại biểu tham quan triển lãm sản phẩm công nghệ tại diễn đàn. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh đến 6 việc Việt Nam cần thực hiện. Đó là, cần nhìn nhận đúng mức, đúng mực để dành sự ưu tiên, “dám dấn thân” cho vấn đề chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; chú trọng đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho hạ tầng số, đặc biệt tại những khu vực có nhu cầu và có sự ảnh hưởng phát triển như khu trung tâm, khu kinh tế, khu công nghiệp.

Cùng với đó, Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nhân lực công nghệ và khả năng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao; có cơ chế khuyến khích những doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) tham gia với việc chấp nhận rủi ro, mạo hiểm.

Cuối cùng, Việt Nam cần cố gắng từng bước khai thác, tận dụng tốt những thành tựu công nghệ của thế giới thông qua hợp tác quốc tế, kết nối chuyên gia để thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số.

'Khoác áo mới' cho di tích lịch sử cách mạng

Huyện Đoàn Cần Giuộc triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần giữ gìn và phát triển Di tích lịch sử cách mạng Gò Bà Sáu Ngọc, thể hiện tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ địa phương...

Động lực phát triển

Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới. Đại hội XIII của Đảng đã xác định, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là hai chuyển đổi quan trọng nhất để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.

Trong định hướng chuyển đổi số năm 2024, Chính phủ đã lựa chọn phát triển kinh tế số dựa trên 4 trụ cột chính: Công nghệ thông tin và truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và dữ liệu số.

Năm 2020, kinh tế xanh đóng góp khoảng 2% GDP, kinh tế số đóng góp khoảng 12% GDP. Năm 2023, kinh tế số đóng góp khoảng 16,5% GDP và đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm. Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang có tốc độ tăng trưởng cao hơn GDP từ 2-4 lần.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cần được coi là “cặp song sinh” trong quá trình phát triển kinh tế. Việt Nam muốn phát triển kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, đầu tư vào hạ tầng số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Việt Nam phải tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, mọi lĩnh vực; hoàn thiện thể chế số, thực hiện quản trị số và đào tạo kỹ năng số, nhân lực số, đặc biệt thu hút nhân tài số.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Chia sẻ các khái niệm cốt lõi của chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến công nghệ cốt lõi là bán dẫn. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã dự thảo xong phiên bản cuối cùng của Chiến lược quốc gia về phát triển chip bán dẫn.

Tiến sỹ Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) nhận định, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số chỉ có thể góp phần phát triển kinh tế số khi có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực mới.

Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam-châu Á 2024 tiếp tục diễn ra ngày mai (29/5) với 6 hội thảo chuyên đề về: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số; Quản trị và vận hành hiệu quả doanh nghiệp, tổ chức dựa trên dữ liệu; Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp; Tài chính xanh cho phát triển bền vững; Digital Trust và phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới; Hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn; Công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số.

Diễn ra song song với các phiên hội thảo là khu triển lãm trưng bày giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ và các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế./.

Theo vietnamplus.vn/

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-can-danh-uu-tien-cho-chuyen-doi-so-chuyen-doi-xanh-post955944.vnp