当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kết quả bóng đá vô địch trung quốc】Hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng

huong dan xu ly hang ton dong

Hội đồng xử lý hàng cho lãnh đạo cục hải quan địa phương được giao trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển. Ảnh: T.Bình

Thông tư số 15/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan sẽ có hiệu lực từ 15-3-2014. Thông tư này bãi bỏ các văn bản: Thông tư số 33/2004/TT-BTC; Thông tư số 195/2010/TT-BTC; Thông tư số 179/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Đối với hàng hóa tồn đọng trước ngày 15-3-2014 có hiệu lực thi hành mà cơ quan có thẩm quyền đã thành lập Hội đồng để xử lý thì tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật trước đó. Đối với hàng hóa tồn đọng từ ngày 15-3-2014 mà chưa thành lập Hội đồng để xử lý thì được xử lý theo quy định tại Thông tư này.

Bị động trong xử lý

Theướngdẫnxửlýhàngtồnđọkết quả bóng đá vô địch trung quốco Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính- đơn vị được giao chủ trì soạn thảo Thông tư, việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan hiện đang được điều chỉnh ở nhiều văn bản khác nhau (Thông tư số 33/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận tại các cảng hàng không Việt Nam; Thông tư số 179/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người đến nhận và hàng hóa không người nhận khác; Thông tư số 195/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan). Các văn bản trên đã quy định tương đối đầy đủ trình tự, thủ tục xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan. Đây là cơ sở để thực hiện việc xử lý đối với hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thực tế áp dụng các văn bản này trong xử lý các loại hàng hóa tồn đọng còn có những nội dung khác nhau. Ngoài các yếu tố có tính đặc thù đối với từng loại hàng hóa tồn đọng (như vấn đề thông báo, thủ tục hải quan...), các nội dung có tính chất thống nhất giữa các loại hàng hóa tồn đọng cũng quy định khác nhau (hình thức xử lý, chủ thể xử lý, tổ chức xử lý...) dẫn tới việc xử lý chưa thống nhất, kéo dài thời gian.

Việc quy định Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng hàng không do cơ quan Tài chính địa phương làm Chủ tịch Hội đồng cũng phần nào làm kéo dài thủ tục hành chính; cơ quan Hải quan không chủ động được trong việc xử lý hàng hóa tồn đọng. Một số loại hàng hóa như tài sản tồn đọng tại các DN chuyển phát nhanh không người nhận vẫn chưa có quy định về quản lý, xử lý.

Khắc phục hạn chế

Đối với hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, Bộ Tài chính sửa đổi quy định về đăng tải thông tin về hàng hóa tồn đọng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó, việc thông báo sẽ được đăng tải trên Báo Hải quan 3 số liên tiếp; đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Hải quan, Trang thông tin về tài sản Nhà nước; niêm yết công khai tại trụ sở cục Hải quan và chi cục Hải quan. Thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 180 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu. Trường hợp thời hạn theo Luật Hải quan sửa đổi có thay đổi thì thời hạn thông báo được thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan sửa đổi. Về Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, Thông tư mới giao trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng cho lãnh đạo Cục Hải quan (thay cho lãnh đạo Sở Tài chính như trước đây) nhằm tạo chủ động cho cơ quan Hải quan trong việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển.

Đối với hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không, Bộ Tài chính rút ngắn thời hạn để chủ hàng đến nhận là 60 ngày (thay vì 90 ngày như trước đây) kể từ ngày thông báo lần đầu hoặc bắt đầu niêm yết, để phù hợp với quy định tại Luật Hàng không dân dụng năm 2006 và rút ngắn thời gian xử lý. Định kỳ hàng quý, DN vận chuyển Hàng không có trách nhiệm báo cáo chi cục Hải quan về tình hình hàng hóa tồn đọng và lập hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng gửi chi cục Hải quan để xử lý. Tương tự với việc xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển, Bộ Tài chính giao lãnh đạo cục Hải quan làm Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không; đại diện Sở Tài chính tham gia Hội đồng với tư cách là thành viên.

Đối với hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan, về cơ bản, quy định mới kế thừa các nội dung về trình tự, thủ tục theo dõi, phân loại, thông báo về hàng hóa tồn đọng, thành lập Hội đồng xử lý, hình thức xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan quy định tại Thông tư số 195/2010/TT-BTC. Đồng thời, để đảm bảo tính pháp lý trong việc Nhà nước tổ chức xử lý loại hàng hóa này, Bộ Tài chính bổ sung quy định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan. Cụ thể, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kiểm kê, phân loại, Hội đồng xử lý lập Tờ trình kèm hồ sơ báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng. Và cũng trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục trưởng Cục Hải quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Bổ sung quy định về hàng chuyển phát nhanh

Việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại DN cung ứng dịch vụ bưu chính là nội dung mới được bổ sung, vì vậy, Thông tư quy định rõ trình tự, thủ tục thông báo, xử lý. Theo đó, trong 5 ngày kể từ ngày phát hiện, DN cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa đến nhận. Trường hợp quá 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần 1 mà chưa có người đến nhận, DN thông báo lần 2 bằng văn bản cho chủ hàng hóa. Thời hạn để chủ hàng hóa đến nhận là 90 ngày kể từ thông báo lần đầu. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, DN cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm báo cáo Chi cục Hải quan về tình hình hàng hoá tồn đọng.

Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại DN cung ứng dịch vụ bưu chính cũng do lãnh đạo cục Hải quan làm Chủ tịch. Các thành viên bao gồm: Lãnh đạo chi cục Hải quan; lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc cục Hải quan; đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng; đại diện DN; đại diện các cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu cần). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản, Tổng cục Hải quan) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.

Về thủ tục xử lý, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành kiểm kê, phân loại, Hội đồng xử lý lập Tờ trình kèm hồ sơ có liên quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản. Việc kiểm kê, phân loại, lập, phê duyệt phương án xử lý và thực hiện quyết định xử lý hàng hóa tồn đọng tại DN cung ứng dịch vụ bưu chính được thực hiện tương tự hàng hóa tồn đọng tại cảng biển.

Người mua được hàng hóa tồn đọng tại DN cung ứng dịch vụ bưu chính không phải làm thủ tục NK, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến NK.

Thế nào là hàng hóa tồn đọng?

Hàng hóa tồn đọng là hàng hóa thuộc đối tượng giám sát hải quan bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan, quá thời hạn lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan. Cụ thể gồm: Hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, cảng nội địa (ICD), địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); Hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không; Hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan; Hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.

Hồng Vân

分享到: