Bộ Công thương và Bộ Tài chính ký kết biên bản hợp tác nâng cao hiệu quả phối hợp
trong thời gian tới (ngày 12/10/2021).PV: Thưa Bộ trưởng, Bộ Tài chính và Bộ Công thương là hai bộ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao trọng trách xây dựng chính sách và quản lý nhà nước liên quan đến các lĩnh vực xương sống của nền kinh tế, từ việc điều hành giá xăng dầu, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan, chống buôn lậu… Xin Bộ trưởng phác thảo đôi nét về thành quả hợp tác giữa hai bộ trong thời gian qua?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ do Chính phủ phân công, Bộ Tài chính và Bộ Công thương là hai bộ tổng hợp có nhiều chức năng nhiệm vụ và có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Bộ trưởng Bộ Công thương
Nguyễn Hồng DiênThời gian qua, trong triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao, hai bộ đã thường xuyên có sự phối hợp công tác một cách chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Đáng kể là phối hợp trong xây dựng chính sách chế độ, sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản về chính sách, chế độ có liên quan đến các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, điều hành giá xăng dầu, chống buôn lậu…; phối hợp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (thông quan hàng hóa…), trong đó tập trung vào đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW); thúc đẩy triển khai nhiệm vụ điều phối và phát triển logistics quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tích cực có sự phối hợp trong việc trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công thương về: công nghiệp, năng lượng, điều tiết điện lực, thương mại và thị trường trong nước, xuất nhập khẩu hàng hóa, phòng vệ thương mại, thương mại điện tử và kinh tế số, quản lý thị trường, công tác quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xúc tiến thương mại…
Việc phối hợp chặt chẽ giữa hai bộ trong các lĩnh vực nêu trên có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, đảm bảo thu ngân sách nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần đáng kể trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cả nước đang bằng mọi biện pháp, mọi nỗ lực để khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid-19, từng bước phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Với các giải pháp đã thực hiện, giá cả thị trường năm 2021 cơ bản được giữ ổn định, không có biến động bất thường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra năm 2021.
PV:Với thành quả hợp tác giữa hai ngành Tài chính – Công thương thời gian qua, Bộ trưởng ấn tượng với kết quả hợp tác nào nhất trong năm 2021?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Năm 2021, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã phối hợp tốt trong xây dựng chính sách, từ việc điều hành giá xăng dầu, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan, quản lý doanh nghiệp, chống buôn lậu…
Một trong những nội dung phối hợp mới nhưng cũng rất nổi bật phải kể đến là việc hợp tác trao đổi, kết nối, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động thương mại điện tử và kinh tế số. Đây là lĩnh vực mới, có tốc độ phát triển bùng nổ, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây. Việc quản lý hoạt động thương mại điện tử là đòi hỏi rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương.
Trong năm qua, hai bộ cũng đã phối hợp và đạt được kết quả đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực có mối quan tâm chung.
Tiêu biểu là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối tự động, chia sẻ khai thác thông tin trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số; phối hợp trao đổi thông tin để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp để xử lý vi phạm về hoạt động thương mại điện tử theo quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không kê khai, nộp thuế.
Đặc biệt năm 2021, tôi đánh giá cao việc phối hợp giữa hai bộ trong việc quản lý hoạt động thương mại điện tử đóng vai trò quyết định trong việc chống thất thu ngân sách, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
PV:Thưa Bộ trưởng, tháng 10/2021, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã ký kết biên bản hợp tác nhằm cụ thể hóa và nâng cao hiệu quả phối giữa hai bộ trong thời gian tới. Bộ trưởng nhận định thế nào về mục tiêu cốt lõi của sự hợp tác này?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên:Trung tuần tháng 10/2021, Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã ký kết biên bản hợp tác nhằm cụ thể hóa và nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa hai bộ trong thời gian tới.
Thỏa thuận hợp tác tiếp tục khẳng định mục tiêu cốt lõi trong sự hợp tác giữa hai bộ là phối hợp nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của hai bộ trong các lĩnh vực trọng yếu.
Để đảm bảo hiệu quả trong việc phối hợp công tác, hai bộ thống nhất phân công một đồng chí lãnh đạo bộ và một đơn vị chức năng của mỗi bộ là đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện thỏa thuận và phân công các đơn vị chức năng phối hợp theo từng nội dung chuyên môn, nhằm chủ động, kịp thời đề xuất, tham mưu; xử lý khó khăn, vướng mắc.
Thỏa thuận phối hợp công tác giữa 2 bộ sẽ được tổng kết, đánh giá hàng năm và sẽ trao đổi để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
PV:Xin cảm ơn Bộ trưởng!
顶: 783踩: 2Kiên trì mục tiêu kép, ưu tiên mọi nguồn lực cho phát triển
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đại dịch Covid-19 đặt ra nhiều thách thức, song với những kết quả đã đạt được của năm 2021, nhiều kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ có sức bật, hồi phục tốt hơn trong năm mới 2022.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến rất nhanh, phức tạp và khó lường, yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 với các biến chủng mới khó kiểm soát, đặc biệt là biến chủng omicron mới xuất hiện có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới, làm thay đổi cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới. Nhiều nước đã thay đổi định hướng, chiến lược phát triển kinh tế hướng tới nâng cao nội lực, thị trường trong nước, phát triển bền vững và thúc đẩy kinh tế số.
Trong nước dịch bệnh có tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội, nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng cả về kinh tế, y tế, văn hóa, an sinh xã hội của nước ta. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn, mà còn trong trung và dài hạn.
Thực hiện mục tiêu vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, để thực hiện mục tiêu kép, vừa thực hiện phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công thương tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt là bám sát diễn biến dịch bệnh để linh hoạt trong điều hành...
【kết quả giải j-league 1 nhật bản】Hợp tác Công thương và Tài chính hứa hẹn những thành công mới
人参与 | 时间:2025-01-25 00:08:27
相关文章
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày SCB nợ tiền thuê nhà hơn 1 năm
- Tình trạng chen lấn mua khẩu trang y tế, nước sát trùng giảm
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thu ngân sách đóng góp quan trọng với kinh tế vĩ mô
- Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- Đội tuyển nữ Việt Nam học tập kỹ thuật của cầu thủ Brazil
- Khóa thi thăng cấp trung đẳng Vovinam tỉnh mở rộng năm 2017
- Nhiều học sinh tập luyện bóng rổ vào dịp hè
- Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- Chủ tịch Gia Lai phạt nữ quân nhân vi phạm nồng độ cồn 35 triệu đồng
评论专区