Sẽ đề xuất điều chỉnh ngưỡng doanh thu chịu thuế đối với hoạt động cho thuê nhà | |
Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn thuế và tiền thuê đất 2021 | |
Ngành Thuế hướng tới hoạt động chuyên nghiệp,ếtừhoạtđộngchothuênhàCầnsựvàocuộcliênngàdự đoán thái lan hiệu quả trên nền tảng điện tử |
Luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc Điều hành Công ty Luật Inteco. |
Nhằm tổ chức, triển khai công tác quản lý chặt nguồn thu từ hoạt động cho thuê nhà tại Hà Nội và TPHCM, mới đây, Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế TPHCM cho biết đã triển khai các biện pháp để chống thất thu thuế đối với hoạt động cho thuê căn hộ, văn phòng, mặt bằng kinh doanh trên địa bàn trong thời gian tới. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của cơ quan Thuế?
Điều 5 Luật Quản lý thuế số 38/QH14/2019 đã quy định một cách rõ ràng: “Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật”. Điều đó có nghĩa rằng, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh hay cá nhân có các hoạt động kinh doanh, có phát sinh thu nhập chịu thuế và thuộc đối tượng nộp thuế thì phải có nghĩa vụ nộp thuế. Quy định này không phải là mới và chúng ta phải thực hiện nhất quán, bình đẳng và quyết liệt từ lâu nay. Đó không chỉ là câu chuyện chống thất thu ngân sách mà là nhiệm vụ quản lý nhà nước và đảm bảo công bằng giữa tất cả các đối tượng nộp thuế.
Việc một số địa phương quyết liệt hơn trong thời gian gần đây về quản lý chặt nguồn thu từ hoạt động thuê nhà là cần thiết và cần triển khai đồng loạt, đầy đủ ở tất cả các địa phương, khu vực. Trong bối cảnh như hiện tại, những hoạt động như vậy cần thiết, cần sự phối kết hợp liên ngành nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo lợi ích của xã hội và các chủ thể có liên quan, mà cơ quan quản lý thuế đã có sự chủ động và tích cực một cách hiệu quả.
Trên thực tế, thu thuế cho thuê căn hộ, chung cư không phải là quy định mới, mà thuộc diện thu thuế cho thuê tài sản, đã được quy định tại Thông tư 92 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, lâu nay, theo cơ quan Thuế, vẫn còn nhiều người chưa chủ động tuân thủ nghĩa vụ này. Theo ông, giải pháp nào cho cơ quan Thuế để quản lý thuế với lĩnh vực này?
Trên thực tế, có rất nhiều tài sản nhàn rỗi được chủ sở hữu cho thuê, như nhà ở, xe ô tô, mặt bằng kinh doanh..., và các tài sản đó đưa lại một nguồn thu nhập nhất định cho bên cho thuê, dẫn tới phát sinh thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, có khá nhiều đối tượng cho thuê không thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ với Nhà nước do nhiều nguyên nhân, mà trong đó có hai nguyên nhân chính là nhận thức. Một mặt, có nhiều cá nhân, hộ gia đình không biết tới quy định này, bởi họ cho rằng, gia đình chỉ cho thuê tài sản nhàn rỗi kiếm thêm thu nhập chứ việc cho thuê không hoàn toàn là mục đích kinh doanh. Mặt khác, có nhiều người biết rõ nghĩa vụ nộp thuế của mình nhưng cố tình né tránh, trốn thuế. Ở góc độ quản lý thuế, cơ quan Thuế chưa có đầy đủ công cụ và giải pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động cho thuê tài sản này, dẫn tới việc quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản chưa thực sự hiệu quả.
Để có thể tăng cường hiệu quả của hoạt động này, chúng ta cần kết hợp đồng bộ và thống nhất nhiều biện pháp, trong đó có việc kê khai tài sản, kê khai các khoản thu nhập, kết hợp với chế độ chứng từ và hóa đơn của cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh và cả không có đăng ký kinh doanh. Chúng ta cần các giải pháp đồng bộ về việc thanh toán không dùng tiền mặt, cơ sở dữ liệu về thu chi của cá nhân và hộ gia đình để kiểm soát dòng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, bởi hiện nay, các khoản thu và chi của cá nhân không thông qua bất kỳ khâu kê khai nào dẫn tới cơ quan quản lý thuế không thể quản lý các nguồn thu nhập chịu thuế.
Biện pháp hữu hiệu trước mắt là cơ quan quản lý thuế kết hợp với các cơ quan khác trên từng địa bàn nhằm quản lý các đối tượng dân cư có hoạt động cho thuê tài sản để tuyên truyền, động viện thực hiện nghĩa vụ thuế, kết hợp cưỡng chế khi cần thiết.
Để đảm bảo chống thất thu ngân sách đối với hoạt động cho thuê nhà, ngoài sự vào cuộc của cơ quan Thuế, cần có sự phối hợp của các sở, ngành, chính quyền địa phương. Theo ông, để quản lý chặt đối với hoạt động này, nên chăng cần phải có quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê nhà?
Sự phối kết hợp liên ngành là cần thiết, nhưng mỗi cơ quan lại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên cần có sự phân định một cách rõ ràng. Trong thời đại 4.0, sự liên thông về dữ liệu và thông tin trên môi trường Chính phủ điện tử là có thể thực hiện được. Tôi ví dụ: cơ quan Công an phường hoàn toàn có thể lập danh mục và sơ đồ các hộ dân đang cho thuê nhà và cơ quan Thuế có thể sử dụng dữ liệu này để kết hợp với dữ liệu của cơ quan thuế để xem các hộ dân đó có khai báo và thực hiện nghĩa vụ thuế hay chưa. Tuy nhiên, không nhất thiết cơ quan Công an đi kiểm tra từng hộ dân về thực hiện việc nộp thuế. Mỗi lĩnh vực chỉ nên có một đầu mối và không nên có sự chồng lấn về phạm vi quản lý, đầu mối quản lý gây phiền hà và tiêu cực với nhân dân.
Thực hành quản trị hành chính công tốt trong trường hợp này, là sự phối kết hợp và phân định quyền, nghĩa vụ của mỗi cơ quan hành chính trên cùng địa bàn theo thẩm quyền chuyên ngành mà luật pháp đã quy định, chứ không phải một nhiệm vụ phân quyền cho tất cả các chủ thể quản lý.
Xin cảm ơn ông!