Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Nguyễn Thị Hồng Thu cùng bà Nguyễn Thị Kim Loan,ểyucầugimđốcthẩmvụxếp hạng vô địch pháp ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, được tòa án nhân dân hai cấp xét xử, bản án có hiệu lực pháp luật nhưng bà Thu vẫn tiếp tục khiếu nại. Nguyên nhân vì sao ?
Bà Thu cho rằng bản án của tòa án hai cấp chưa hợp lý nên yêu cầu được xem xét lại vụ việc.
Theo trình bày của bà Thu, sự việc bắt đầu từ năm 2002, khi đó bà được cha mẹ để lại một phần đất diện tích 7.580m2, tọa lạc ấp Long Trường, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp. Đến ngày 16-2-2002, UBND huyện Phụng Hiệp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà, số thửa 610. Sau đó, ông Nguyễn Văn Cưu (anh bà Thu) là người sử dụng đất liền kề tại thửa số 588 với diện tích 7.737m2 bao chiếm đất của bà.
Một thời gian sau, ông Cưu chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất tại thửa 588 cho bà Nguyễn Thị Tám, sau đó bà Tám tặng cho bà Nguyễn Thị Kim Loan rồi bà Loan cho bà Nguyễn Thị Huệ sử dụng đến nay.
Sau khi thửa đất 588 được chuyển nhượng, bà Thu cho rằng, bà Tám, bà Huệ và bà Loan bao chiếm đất của bà. Bởi theo bà Thu, hiện toàn bộ thửa đất số 588 nằm trong thửa số 610 thuộc quyền sử dụng của bà do bị ông Cưu lấn chiếm trước đó (bà Thu cho rằng thửa 588 và 610 bị cấp chồng lấn). Do đó, bà yêu cầu được hoàn trả toàn bộ diện tích trên nhưng do các bên không tự thỏa thuận được, do đó bà Thu đã khởi kiện vụ việc ra Tòa án nhân dân huyện Phụng Hiệp.
Bà Thu cho biết: “Phần đất trên do cha mẹ cho tôi nhưng khi đó anh ruột tôi là ông Cưu đuổi đánh và giành đất, lúc đó tôi có báo chính quyền địa phương nhưng không được giải quyết. Sau khi mẹ tôi qua đời, ông Cưu đã sang 4 công đất lấy của tôi cho phía gia đình bà Tám”.
Được biết, sau khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Phụng Hiệp, qua xem xét, thẩm định và căn cứ lược đồ giải thửa lập vào năm 2017, trong phần đất tranh chấp có 7.762m2 nằm trong thửa số 588 và 411,9m2 nằm trong thửa số 610, hiện tại toàn bộ phần đất này do phía bị đơn là bà Loan sử dụng. Do đó, tòa nhận định chỉ có căn cứ cho rằng phía bị đơn lấn chiếm của nguyên đơn phần diện tích đất 411,9m2.
Tại bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Phụng Hiệp tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Thu, buộc bà Loan, bà Tám, bà Huệ giao trả cho bà Thu phần đất có diện tích 411,9m2 tại thửa 610. Đồng thời, bác yêu cầu của bà Thu về việc đòi các bà Loan, Tám, Huệ giao trả phần đất còn lại là 7.168m2 tại thửa số 588 và bồi thường thiệt hại số tiền 40 triệu đồng.
Không đồng ý với bản án trên, bà Thu kháng cáo đến Tòa án nhân dân tỉnh.
Tại tòa cấp phúc thẩm, tòa tiếp tục nhận định, phía bà Thu cho rằng ông Cưu đánh, đuổi và chiếm đất của bà nhưng không có chứng cứ để chứng minh. Trong khi đó, qua lời trình bày của bà Thu đã chứng minh việc ông Cưu sử dụng đất từ năm 1993 trước khi nguyên đơn được cấp giấy (năm 2002). Qua đó cho thấy, từ năm 1993 đến nay, phía nguyên đơn không có thời gian nào canh tác phần đất này.
Cơ quan chức năng cũng cho rằng, phía bà Thu căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yêu cầu bị đơn trả lại, nhưng qua đối chiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thu và các mảnh trích đo địa chính của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh, thì phần đất thửa 610 tại vị trí khác và thực tế bà Thu sử dụng đất không liền kề nhau. Do đó, nguyên đơn khởi kiện không đúng vị trí đất nên cấp sơ thẩm không có cơ sở để chấp nhận phần đất này của nguyên đơn là có căn cứ.
Với các tình tiết trên, ngày 29-11-2019, tòa cấp phúc thẩm mở phiên tòa xét xử vụ việc, tuyên quyết định sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Hồng Thu, buộc bà Loan, bà Tám, bà Huệ có trách nhiệm giao phần đất có diện tích 262,6m2 (nằm trong thửa số 610) theo Mảnh trích đo địa chính số 176 ngày 27-11-2019 của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh cho bà Thu; Tòa không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Thu yêu cầu giao trả phần đất có diện tích 6.486m2.
Bà Thu bức xúc cho biết, bản thân không am hiểu pháp luật nên không hiểu vì sao phần đất của cha mẹ cho, được Nhà nước cấp giấy chứng nhận hợp pháp, không hề sang nhượng cho ai nhưng đến khi tòa phân xử lại phủ nhận không cho canh tác một phần đất nào?
Theo quy định của pháp luật, trường hợp này, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, các bên đương sự phải thi hành. Nếu bà Thu cho rằng bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh xét xử không đúng thực tế, không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì bà có quyền thông báo đến những người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm…
Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định pháp luật; có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Về thẩm quyền giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. |
Bài, ảnh: Đ.BẢO