发布时间:2025-01-25 22:15:48 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Cà Mau rất cần đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực nghiên cứu nuôi, chế biến thuỷ sản. (Ảnh chụp tại Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải). Ảnh: HUỲNH LÂM |
- Sắp tới, khi dịch bệnh được kiểm soát an toàn, nhiều DN bắt tay vào sản xuất, điều lo ngại nhất là thiếu nhân công vận hành để tạo ra sản phẩm. Sở LÐ-TB&XH điều tiết cung - cầu nguồn nhân lực như thế nào để đủ lao động cho sản xuất, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Thanh:Cà Mau có trên 60 DN quy mô lớn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; nhiều DN cắt giảm, tạm ngừng việc khoảng 6.000 lao động, DN có quy mô vừa và nhỏ tạm ngừng hoạt động, nên tình trạng lao động thiếu việc, mất việc làm khá phổ biến.
Vấn đề này, Sở LÐ-TB&XH chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, nắm thông tin lao động, việc làm của người lao động tỉnh Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu lao động từ các tỉnh, thành trở về địa phương; đồng thời, sẽ tiến hành khảo sát nắm thông tin từ người sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Sở LÐ-TB&XH sẽ chủ động, phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, Hiệp hội DN tỉnh, Hội Nữ doanh nhân tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động ngay sau khi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới, trong đó phải xác định cụ thể nhu cầu lao động cần giải quyết việc làm trong tỉnh, ngoài tỉnh và đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để kết nối cung - cầu, cung ứng lao động.
Người lao động tìm hiểu thông tin việc làm thông qua tuyển dụng của Camimex. Ảnh: HUỲNH LÂM |
- Ông có những đề xuất gì để khuyến khích người lao động tại địa phương trở lại làm việc sau đại dịch Covid-19 . Và DN cần tuân thủ những gì để sản xuất an toàn?
Ông Nguyễn Quốc Thanh:Ðối với DN trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hầu hết bị tác động bởi dịch Covid-19 nên bị thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chi trả công lao động được đánh giá là gánh nặng lớn nhất đối với DN thời điểm hiện nay. Ðể ứng phó với dịch Covid-19, DN phải áp dụng các giải pháp liên quan đến lao động, như nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, đồng thời chuyển đổi sản phẩm chủ lực và tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống.
Khi triển khai thực hiện phương án phục hồi sản xuất, DN cần đặc biệt chú trọng phương án sử dụng lao động phải đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động, xây dựng vững chắc mối quan hệ hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, rất cần sự đoàn kết, đồng lòng của tập thể người lao động để vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình lao động, sản xuất.
Cùng với các giải pháp chính để tiếp tục duy trì phát triển kinh tế, việc đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các DN tiếp tục được triển khai thực hiện. Chúng ta cần xác định cuộc chiến phòng, chống Covid-19 là cuộc chiến lâu dài, phải sống chung với dịch bệnh. Cho nên, bên cạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng, xã hội, người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện nghiêm nguyên tắc phòng, chống dịch của ngành y tế để đảm bảo nền tảng vững chắc, sẵn sàng thực hiện cho giai đoạn bình thường mới.
- Ở Cà Mau, đa số DN vừa và nhỏ nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch, thương mại, giao thông... Vậy ngành đã tính đến những giải pháp gì để đảm bảo việc làm cho lao động?
Ông Nguyễn Quốc Thanh:Khi dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội, nhất là đối với tỉnh Cà Mau, đặc thù đa số DN nhỏ và vừa, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch… gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các biện phòng, chống dịch bệnh để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động.
Sở LÐ-TB&XH đã xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài việc triển khai, tiếp tục thực hiện các chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, ngày 24/9/2021 của Chính phủ và triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 105/NQ-CP, ngày 9/9/2021 của Chính phủ để hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, cần chú trọng đề xuất tỉnh tăng cường nguồn vốn uỷ thác Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Cà Mau từ ngân sách tỉnh, thông qua Hiệp hội DN để ưu tiên DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh vay vốn ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để đưa người lao động quay lại thị trường lao động, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
- Theo nhận định của ông, nguồn lao động về tỉnh trong những ngày gần đây có phải là một lợi thế để các DN ở địa phương tranh thủ cơ hội để thu hút nguồn lao động này? DN cần có những ưu đãi gì để họ ở lại quê làm việc, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Thanh:Thực tế, hàng năm Cà Mau đã giải quyết việc làm trên 40.000 lao động, trong đó lao động ngoài tỉnh và lao động làm việc ở nước ngoài trên 21.000 người. Như vậy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu cung ứng cho các DN tại địa phương, tỉnh còn cung ứng lao động theo nhu cầu tuyển dụng của các DN tại tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh… Do vậy, lực lượng lao động Cà Mau từ các tỉnh, thành trở về địa phương trong những ngày qua là cơ hội rất lớn để các DN tuyển dụng, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay sau khi tỉnh Cà Mau trở lại trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, muốn duy trì và phát triển vững chắc mối quan hệ hài hoà giữa người sử dụng lao động với người lao động ổn định, ngoài việc phải đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động, DN cần phải phối hợp, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, để người lao động chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già. Có vậy, người lao động sẽ yên tâm ở lại quê nhà làm việc, góp phần phát triển DN, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Xin cảm ơn ông!
Huỳnh Lâm thực hiện
相关文章
随便看看