Ảnh minh họaTheảovệđạidươngcóthểđemlạinguồnlợihàngtrămtỷkroo nghiên cứu do Đại học VU của Amsterdam (Hà Lan) thực hiện dưới sự ủy quyền của WWF, được công bố nhân Hội nghị quốc tế tại Bồ Đào Nha bàn về tương lai của các đại dương, cứ mỗi USD được đầu tư để tạo ra các MPA ước tính sẽ đem lại lợi nhuận gấp ít nhất 3 lần thông qua các yếu tố như nguồn nhân lực, bảo vệ vùng ven biển và đánh bắt cá. Việc tích cực bảo vệ đại dương cũng sẽ tạo các lợi ích kinh tế vô cùng to lớn bởi giảm thiểu được mức độ hủy hoại môi trường biển do đánh bắt cá đến cạn kiệt, do ô nhiễm và do các yếu tố môi trường khác.
MPA được xem là nơi giúp thu hút và duy trì hoạt động du lịch, nghỉ ngơi ở các vùng ven biển, tạo việc làm và hỗ trợ phát triển thương mại. Về tổng thể, MPA sẽ giúp tăng quy mô và mật độ các loài sinh vật biển, cũng như làm tăng tính đa dạng sinh học các loài. Các MPA hiện nay tại những vùng như Địa Trung Hải, Tam giác San hô và bờ biển châu Phi, đang cho thấy rõ những lợi ích mà con người thu được từ việc tích cực bảo vệ đại dương.
Chính vì vậy, WWF đang nỗ lực thúc đẩy để tới năm 2020, khoảng 10% diện tích đại dương trên Trái Đất nằm trong danh sách được bảo tồn và tăng lên khoảng 30% vào năm 2030. Trên thực tế, hiện chỉ có chưa đầy 4% diện tích đại dương nằm trong các MPA.
Thông qua nghiên cứu nói trên, WWF kêu gọi chính phủ các nước đưa ra những mục tiêu và biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ đại dương khi nhóm họp vào tháng 9 tới tại một hội nghị quốc tế về phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu tại Paris (Pháp), dự kiến vào cuối năm nay, sẽ là một cơ hội quan trọng khác cho các nhà lãnh đạo thế giới cùng hành động để bảo vệ các đại dương. TheoVietnamplus Bằng chứng mới về đại dương nhỏ trên Sao Hỏa |