Đông đảo Tham tán và doanh nghiệp tham dự hội nghị. Ảnh: N.Hiền Phát biểu tại hội nghị,ệpxuấtkhẩugạorấtcầnthôngtintừcácthamtákèo cái nhà ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong những năm qua, tình hình sản xuất gạo của Việt Nam giữ ổn định, sản lượng khoảng 8 triệu tấn gạo mỗi năm, xuất khẩu trên 7 triệu tấn, cơ cấu xuất khẩu hàng năm ổn định. Tính đến 31-1, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 416.770 tấn, trị giá FOB đạt 169 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2015, số lượng tăng 88,03%, trị giá tăng 70,99%. Lũy kế ký hợp đồng là 1,601 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung là 645.000 tấn (chiếm 40,29%), hợp đồng thương mại là 950.000 tấn (chiếm 59,71%). Hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 1,184 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung là 380.000 tấn, hợp đồng thương mại là 804.000 tấn.
Nhận định của VFA cho thấy, xuất khẩu gạo năm 2016 của Việt Nam được dự báo tiếp tục chịu tác động của diễn biến khó lường của thị trường gạo thế giới. Cụ thể, tác động của hiện tượng El Nino, tình hình biến đổi khí hậu đang tác động đến các nguồn cung gạo trên thế giới. Đặc biệt là tình hình xâm nhập mặn đang lan rộng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến diện trồng lúa của người dân.
Tình trạng xâm nhập mặn hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đặt ra yêu cầu rất cấp bách trong việc chống mặn; theo dõi, bám sát và đánh giá cụ thể, cập nhật về tình hình mùa vụ, sản xuất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để đảm bảo cân đối đúng thực tế sản lượng lúa gạo hàng hóa phục vụ công tác điều hành (hàng năm, sản lượng lúa của Việt Nam đạt khoảng 43-44 triệu tấn, cung cấp khoảng trên 7 triệu tấn gạo hàng hóa).
Cùng với đó, Việt Nam cũng chịu sức ép cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan; từ các nước xuất khẩu gạo tiềm năng đang có những bước tiến mạnh mẽ như Campuchia và Myanmar. Cạnh tranh hiện diễn ra không chỉ về giá xuất khẩu mà cả về chất lượng, thương hiệu. Lợi thế cạnh tranh về giá của Việt Nam hiện nay đã không còn như các năm trước do tồn kho gạo cũ lớn của Thái Lan và lợi thế của Pakistan và Ấn Độ.
Ngoài ra, các nước nhập khẩu truyền thống cũng có sự thay đổi về thể chế, biến động về chính trị; chính sách nhập khẩu thay đổi theo hướng tiếp tục tăng cường sản xuất trong nước, tiến tới đáp ứng phần lớn hoặc tự túc lương thực; đa dạng hóa nguồn cung, tận dụng cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu để tìm kiếm giá nhập khẩu tốt nhất và áp dụng các biện pháp có lợi cho người nhập khẩu, không theo thông lệ hay cam kết thương mại quốc tế.
Việc tận dụng, nắm bắt cơ hội cũng như ứng phó với các thách thức từ AEC và các hiệp định mới mà Việt Nam là thành viên cũng sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trước mắt, trong năm 2016, việc tận dụng được các cơ hội các hiệp đinh mới chưa nhiều. Trong khi đó, thị trường nội địa đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt khi nhiều tập đoàn đa quốc gia đang triển khai các kế hoạch thâm nhập, mở rộng, tiến tới chi phối hệ thống bán lẻ toàn quốc.
Tình hình, kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ và Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cùng với các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 và những năm tới.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng theo ông Huệ, trong thời gian tới xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn đạt trên 7 triệu tấn/năm và đạt số lượng ổn định trong những năm tới. Để đạt được kết quả này, cần chú trọng 3 thị trường chính. Trong đó châu Á là thị trường lớn nhất, còn lại là thị trường châu Phi (chiếm 12%). Tuy nhiên, vài năm gần đây gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ và Thái Lan tại thị trường châu Phi, nên các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng hơn. Cuối cùng, thị trường châu Mỹ có điều kiện phát triển tốt, đặc biệt tại Mỹ, Mexico, Haiti… là các thị trường bắt đầu đặt nền móng để phát triển trong thời gian tới khi TPP có hiệu lực.
Nhiều doanh nghiệp có mặt tại hội nghị cho rằng, các thương vụ Việt Nam tại các nước cần cung cấp thêm cho doanh nghiệp các thông tin về cơ chế đấu giá, giá cả, các rào cản kỹ thuật của các thị trường cũng như thông tin về các đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp chuẩn bị phương án khi tham gia đấu giá. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần được hỗ trợ tiếp cận các công ty phân phối tại các thị trường và được tư vấn trong trường hợp xảy ra tranh chấp. |