【kết quả pháp hôm nay】Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica |
Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Thành Long,ủtướngChínhphủPhạmMinhChínhgặpmặtcácnhàgiáotiêubiểkết quả pháp hôm nay Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan.
60 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,6 triệu giáo viên cả nước đã tham dự cuộc gặp mặt. Từ 251 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn được 40 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu đại diện các cấp học, vùng miền và đại diện cho hơn 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý các cấp trong cả nước được gặp mặt Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, còn có 20 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đây là các thầy, cô giáo có thành tích tiêu biểu trong nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, giảng dạy đối tượng học sinh khuyết tật, công tác tại các địa bàn khó khăn, dân tộc thiểu số và các nhà giáo có các hoạt động mang tính cộng đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Buổi gặp mặt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với nhà giáo nói riêng và sự nghệp giáo dục, đào tạo nói chung. Đồng thời là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho các thầy, cô giáo trên mọi miền của Tổ quốc; đồng thời, thể hiện sự trân trọng, tri ân và tôn vinh nhà giáo, nghề giáo trong sự nghiệp "trồng người".
Nhà giáo là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện ngành Giáo dục
Phát biểu mở đầu cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết:
Sự kiện Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu đã trở thành sự kiện thường niên tốt đẹp, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Năm nay là năm thứ 4, Thủ tướng tiếp tục duy trì và dành thời gian cho sự kiện này. Đây thực sự là nguồn cổ vũ, quan tâm, động viên rất lớn của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành giáo dục nói chung và với lực lượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng.
Hôm nay, có 60 nhà giáo đại diện cho 251 cô giáo, thầy giáo tiêu biểu được vinh danh năm 2024. Đây là các cô giáo, thầy giáo đại diện cho hơn 1,6 triệu nhà giáo thuộc các cấp học khác nhau, đến từ nhiều vùng, miền của đất nước. Trong đó, có thầy, cô dạy học ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Rất nhiều cô giáo, thầy giáo là giáo viên cốt cán của tỉnh, thành phố, giáo viên giỏi với nhiều thành tích quan trọng trong công tác giảng dạy đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; là những nhà khoa học với nhiều công bố quốc tế và giải thưởng uy tín trong và quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt và ưu tiên phát triển lực lượng đội ngũ nhà giáo - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Xin phép đại diện cho các cô giáo, thầy giáo tiêu biểu cùng hơn 1,6 triệu nhà giáo của ngành giáo dục, tôi trân trọng bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm vô cùng ý nghĩa của Thủ tướng.
Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt và ưu tiên phát triển lực lượng đội ngũ nhà giáo, coi nhà giáo là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
Kết luận 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đã khẳng định cần "Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn" và đặt ra yêu cầu "cần sớm xây dựng Luật về nhà giáo". Đây là quyết sách lớn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước tới nhà giáo, có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển lực lượng nhà giáo đáp ứng yêu cầu cấp thiết của ngành và của sự phát triển của đất nước.
Đến nay, tính cả khối công lập và ngoài công lập, trên cả nước hiện có 1,6 triệu nhà giáo ở tất cả các cấp học từ mầm non, phổ thông, dạy nghề, và đại học. So với năm học 2022-2023, số lượng giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông tăng thêm 17.000 giáo viên. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục giảm hơn 700 người.
Đây cũng là năm học các địa phương tích cực tổ chức tuyển dụng giáo viên, đồng thời thực hiện việc tinh giản, thu gọn đầu mối giảm số lượng cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên trường học. Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, cơ bản thích nghi được với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc thực hiện các chính sách tôn vinh, khen thưởng đội ngũ nhà giáo đã được các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện kịp thời, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng người, đúng thành tích, chú trọng khen thưởng giáo viên, giảng viên trực tiếp đứng lớp, người lao động trực tiếp có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác đem lại hiệu quả cao. Do đó, đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy để đội ngũ nhà giáo không ngừng đổi mới, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài áp dụng các chính sách chung của Nhà nước, nhiều địa phương và các cơ sở giáo dục có các chính sách riêng để thu hút, hỗ trợ nhà giáo.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ nhà giáo phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu và từng bước khắc phục được tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề của nhà giáo; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm từng bước được chuẩn hóa và nâng cao. Đội ngũ nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN đáp ứng yêu cầu giảng dạy các chương trình chuyển giao, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Nhiều hội thi, phong trào thi đua các cấp trong giáo dục nghề nghiệp đã được các nhà giáo tham gia, hưởng ứng để trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phát triển lực lượng nhà giáo. Bên cạnh các thách thức đã có và chưa thể giải quyết triệt để, rốt ráo như: Đảm bảo đời sống nhà giáo; đảm bảo cơ cấu đội ngũ nhà giáo phù hợp giữa các khu vực, vùng miền; thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều địa phương; …thì một trong những thách thức lớn nhất của giai đoạn này là tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo được vai trò, vị thế, quyền lợi của nhà giáo, đặc biệt phát triển nhà giáo đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước trong giai đoạn mới.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tổ chức tuyển dụng đủ số biên chế được giao
Nhận thức sâu sắc về các thách thức phát triển lực lượng nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định rõ các việc ngắn hạn và dài hạn cần thực hiện. Trong thời gian trước mắt, Bộ sẽ cùng với các bộ, ban ngành liên quan và các địa phương tập trung triển khai một số việc như:
Tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để báo cáo Trung ương bổ sung biên chế ngành giáo dục năm học 2024-2025 trong tổng số biên chế giáo viên được bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW.
Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trong việc tổ chức tuyển dụng đủ số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các cấp học theo tinh thần Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ, công tác triển khai thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo tại các địa phương.
Thay mặt toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ, nhân viên ngành Giáo dục và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã luôn dành sự quan tâm hết sức thiết thực đến đội ngũ nhà giáo, ngành giáo dục. Trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã quan tâm và tạo điều kiện để Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu và đề xuất các chính sách, điều kiện thuận lợi phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Xin kính chúc Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các quý vị dồi dào sức khỏe, tiếp tục dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi cũng xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên ngành giáo dục cả nước, đặc biệt là các nhà giáo tiêu biểu có mặt ngày hôm nay. Chúc các nhà giáo có một dịp 20/11 nhiều niềm vui và luôn hạnh phúc, thành công với công việc của mình.
Cô Nguyễn Thị Chuyên, Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Toong số 1, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên phát biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Động lực để nhà giáo cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục
Cô Nguyễn Thị Chuyên, Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Toong số 1, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: Bao nhiêu năm gắn bó với ngành Giáo dục, tôi đã chứng kiến sự thay đổi không ngừng của ngành giáo dục. Điện Biên là một tỉnh biên giới thuộc phía Tây của Tổ quốc, với vị trí địa lý rất xa, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, khi tiếp xúc với giáo dục phổ thông còn hạn chế.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, những bản làng vùng cao của Điện Biên cũng không ngừng nỗ lực để hòa nhịp vào công cuộc này. Trong những năm gần đây có nhiều trường được xây dựng, với các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu. Có những ngôi trường mới như thế là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đối với sự nghiệp giáo dục ở những vùng khó khăn như Điện Biên. Đó là động lực để những người làm nghề như chúng tôi cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục ở vùng biên cương.
Cô Nguyễn Thị Kim Tân, Trường CĐTH Đài THVN, đại diện cho khối Giáo dục nghề nghiệp phát biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Sự nghiệp giảng dạy không chỉ là công việc mà là niềm đam mê
Cô Nguyễn Thị Kim Tân, Trường CĐTH Đài THVN, đại diện cho khối Giáo dục nghề nghiệp phát biểu: Công việc của tôi là 1 giảng viên tiếng Anh, một ngôn ngữ rất cần thiết để hội nhập và phát triển. Ý thức được điều đó, cùng với lòng yêu nghề sâu sắc, tôi luôn cố gắng tạo ra những bài giảng sinh động và hấp dẫn, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào từng giờ giảng nhằm khơi dậy niềm yêu thích học tập, tìm hiểu trong sinh viên.
Bên cạnh đó, tôi cũng luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng, phấn đấu, nỗ lực rèn luyện bản thân với sự phát triển không ngừng của Khoa học công nghệ. Sự nghiệp giảng dạy đối với tôi không chỉ là công việc mà là niềm đam mê, là cách tôi có thể đóng góp vào sự phát triển cho Nhà trường, xã hội và đất nước.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD và ĐT, Bộ LĐ TB và XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Đài THVN, Trường CĐTH đã tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo và cá nhân tôi hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Tôi cũng mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, chính phủ đối với đội ngũ nhà giáo.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ TB và XH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã luôn quan tâm, đồng hành và hỗ trợ đội ngũ nhà giáo trên cả nước. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường CĐTH tạo môi trường cho mọi nhà giáo phấn đấu và chia sẻ, tương trợ giúp đỡ nhau tận tâm, các đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ tôi và không ngừng nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của đất nước.
Cô Bùi Thị Loan, Giảng viên bộ môn tâm lý trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Nghề giáo là nghề cao quý, nghề không "trồng cây vào đất nhưng lại cho đời những trái ngọt hương thơm"
Cô Bùi Thị Loan, Giảng viên bộ môn tâm lý trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ: Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nỗ lực của bản thân, tôi may mắn đạt một số thành tích trong hướng dẫn học sinh phổ thông đạt giải cao trong sáng tạo khoa học, cũng như là sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải nhất toàn quốc và giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học Phenikaa.
Bằng sự say mê nghiên cứu khoa học, tôi cũng là tác giả của các giải pháp 2 lần huy chương vàng, 2 lần huy chương bạc của Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và giải khuyến khích toàn quốc. Tất cả các giải pháp nghiên cứu khoa học do tôi làm chủ nhiệm đều được công nhận về hiệu quả và tính ứng dụng không chỉ trong phạm vi tỉnh Phú Thọ mà còn trong các vùng lân cận. Kêu gọi đóng góp chung tay của các cán bộ cộng đồng để bảo vệ trẻ em bị xâm hại là hướng nghiên cứu chuyên sâu mà tôi lựa chọn.
Được làm việc và phát triển trong môi trường đại học trên quê hương đất tổ, tôi luôn tự hào nghề giáo là nghề cao quý, sáng tạo, nghề không "trồng cây vào đất nhưng lại cho đời những trái ngọt hương thơm". Tôi tự thấy bản thân cần không ngừng nỗ lực trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, các hành vi ứng xử sao cho phù hợp với giảng viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới sáng tạo nghiên cứu khoa học. Qua đó, mong muốn truyền lửa khát khao nghiên cứu khoa học tới sinh viên, học sinh và giúp các em tự tin hình thành trí tuệ, bản lĩnh.
Tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, đây là nguồn động lực vô cùng lớn lao để chúng tôi nỗ lực hơn nữa, xác định rõ trách nhiệm của mình và tâm huyết, cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp "trồng người".
Cô Đào Thị Huế, Chủ tịch Công đoàn Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
"Tôi luôn tin, luôn mong vào một tương lai tươi sáng hơn cho học trò của mình"
Cô Đào Thị Huế, Chủ tịch Công đoàn Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng: Đối với giáo viên, thật hạnh phúc khi học trò của mình giỏi giang, chăm ngoan và có thể đạt được thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Nhưng đối với người thầy dạy những đứa trẻ em khuyết tật như chúng tôi thì hạnh phúc đến từ những điều rất là nhỏ nhoi, rất bình dị trong công việc hàng ngày. Hạnh phúc đó là khi các em tới trường có thể thực hiện được những kỹ năng sống hàng ngày, chẳng hạn như là có thể mặc quần áo, tự xúc cơm ăn, các em đến lớp biết chào cô, biết nhận ra lớp của mình, các em có thể viết được những dòng chữ vụng về trên tấm thiếp tặng cô ngày 20/11.
Và niềm vui mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm khi các em có hiểu biết hơn, có thể tự tay làm ra những sản phẩm vụng về như là những chiếc túi giấy, những cốc nến thơm, những bức tranh đính đá tỉ mỉ được cộng đồng đón nhận và các em nhận được những đồng tiền công đầu tiên do chính bàn tay của mình làm ra.
Thực sự khi chứng kiến được điều đó thì hạnh phúc không thể nào diễn tả được đối với một người giáo viên, đối với một người cha, người mẹ có một đứa trẻ khuyết tật như vậy. Với bản thân tôi, rất là xúc động khi được nói lên tiếng lòng của một giáo viên vô cùng đặc biệt. Tôi luôn tin rằng nếu tôi được lựa chọn lại nghề nghiệp của mình thì tôi cũng sẽ vẫn luôn chọn những đứa trẻ khuyết tật làm học trò thân yêu của mình và tôi cũng luôn tin, luôn mong vào một tương lai tươi sáng hơn cho những học trò của mình. Tôi tin rằng với sự dạy dỗ yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, các thầy cô và sự quan tâm của cộng đồng xã hội thì với những đứa trẻ đó sẽ giống như những cây non còn khiếm khuyết có thể vươn lên đón ánh sáng mặt trời.
Thầy Nguyễn Anh Nhật, Giáo viên trường Trung học cơ sở Thị trấn Tuy Phước, tỉnh Bình Định - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
"Tình cảm của các thầy cô đã vun đắp mong ước của tôi để trở thành một nhà giáo"
Thầy Nguyễn Anh Nhật, Giáo viên trường Trung học cơ sở Thị trấn Tuy Phước, tỉnh Bình Định: Bản thân tôi từng là một học sinh, nghiên cứu sinh của trường phổ thông trung học thường trú ở miền núi. Ngay từ nhỏ, tôi đã được sự dìu dắt, quan tâm của các thầy cô ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Chính tình cảm của các thầy cô đã vun đắp mong ước của tôi để trở thành một nhà giáo để có thể tiếp tục dìu dắt, dạy dỗ cho các học trò ở địa phương mình.
Khi ra trường công tác, tôi nhận nhiệm vụ công tác tại huyện Tuy Phước, Bình Đình, vùng này quanh năm mưa bão, lũ lụt nên nhiều khi phải đối mặt với những đợt mưa bão lũ quét qua làm ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập của các con. Nhưng khi bão lũ đi qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các thầy cô thì các con lại tiếp tục đến trường.
Trong suốt 22 năm công tác tại tỉnh Bình Định, tôi đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các đồng nghiệp. Trong buổi gặp mặt hôm nay tôi mong muốn tất cả các đồng nghiệp cùng cố gắng hơn nữa để góp phần cho sự nghiệp giáo dục, không phụ lòng mong mỏi của học sinh, nhân dân, lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngày 20/11, mỗi người đều thấy tự hào, nghĩ về thầy cô, trường lớp nhiều hơn với những kỷ niệm không thể nào quên được - Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo hãy là tấm gương sáng về rèn đức - luyện tài, yêu nghề - yêu người
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, trong không khí ấm áp, thân tình kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) - ngày "Tết" của các thầy cô, niềm vui của các học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đây là ngày thiêng liêng, thể hiện tình cảm, sự trân trọng, yêu quý, tự hào với các thầy cô giáo, khẳng định truyền thống "tôn sư, trọng đạo" của dân tộc Việt Nam.
"Ngày 20/11, mỗi người đều thấy tự hào, nghĩ về thầy cô, trường lớp nhiều hơn với những kỷ niệm không thể nào quên được" - Thủ tướng chia sẻ.
Với tâm trạng của một người học trò, một người đã tham giảng dạy và một phụ huynh học sinh, Thủ tướng vui mừng được chào đón những thầy cô giáo tiêu biểu, những người đã có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, đại diện cho 1,6 triệu thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước.
Với tình cảm chân thành, sự tri ân sâu sắc, Thủ tướng nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo có mặt tại buổi gặp mặt và thân ái gửi đến các thế hệ nhà giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Xây nền tương lai cho bao thế hệ học trò
Thủ tướng nêu rõ, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ, đạo đức, văn hoá và con người Việt Nam.
"Những câu ca dao, tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên"; "Ơn thầy soi lối mở đường/Cho con vững bước dặm trường tương lai", "Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy/Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao" và nhiều câu khác ca ngợi các thầy cô, được truyền dạy từ đời này sang đời khác", Thủ tướng phát biểu.
Thủ tướng nhắc lại, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người Thầy vĩ đại của dân tộc luôn đánh giá cao vai trò của thầy cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục. Người nhấn mạnh: "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người"; "Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa"; "Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh...".
Theo Thủ tướng, suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, giáo dục luôn đồng hành, vun đắp cho nền văn hiến lâu đời của dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ, đóng góp rất quan trọng.
Từ xa xưa, hình ảnh ông đồ đã trở thành biểu tượng của trí tuệ, của cốt cách thanh tao, là sự ngưỡng mộ của nhân dân. Trong những ngày đầu năm mới, việc xin chữ ông đồ đã trở thành nét đẹp truyền thống, hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa.
Trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, ngành giáo dục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tôi luyện lý tưởng, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão…, đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
"Và có những "người thầy" lịch sử làm nên lịch sử của dân tộc. Đó là thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành từ mái trường Dục Thanh mang lòng yêu nước nồng nàn, ý chí sắt đá dấn thân đi tìm đường cứu nước. Đó là thầy giáo Võ Nguyên Giáp quyết định buông tay phấn, gia nhập Mặt trận Việt Minh, cùng quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Đó là bao thế hệ thầy cô cùng các em sinh viên xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu...", Thủ tướng bày tỏ.
Theo Thủ tướng, trong công cuộc đổi mới, ngành giáo dục đã không ngừng phát triển, đổi mới về tư duy, nhận thức và phương thức; cả quy mô và chất lượng dạy và học, đóng góp to lớn cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nước ta từ một quốc gia nghèo khó, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh chuyển mình thành nước có quy mô kinh tế thứ 34 thế giới năm 2023; từ một nước phải chống "giặc đói, giặc dốt", hơn 90% dân số mù chữ trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và xếp hạng 59 thế giới về chất lượng giáo dục. Theo Thủ tướng, một trong những nguyên nhân quan trọng là nhờ truyền thống văn hóa – lịch sử hào hùng, nền tảng giáo dục, lòng yêu nước, tinh thần vượt qua khó khăn, gian khổ để vươn lên, càng áp lực lại càng nỗ lực.
Đặc biệt, triển khai các nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết số 29-NQ/TW, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Một số kết quả nổi bật như quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo phát triển rộng khắp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của người dân, đáp ứng nhu cầu tự phấn đấu, vươn lên, khát khao được đi học, cống hiến, khẳng định mình, vượt qua giới hạn của chính bản thân mình của mỗi người.
Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện theo hướng mở và liên thông, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được nâng lên.
Công bằng trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn.
Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có kết quả thi Olympic quốc tế cao nhất thế giới.
Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo động lực phát triển. Lao động Việt Nam từng bước tham gia và đảm nhận nhiều vị trí công việc trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, trình độ ngày càng được nâng cao.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Vượt qua sự tàn phá của chiến tranh, những khó khăn do bao vây, cấm vận..., ngành giáo dục Việt Nam đã vươn lên, khẳng định mình, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào so với quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người và cơ sở vật chất… Những trang vàng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là do biết bao thế hệ đội ngũ nhà giáo viết nên - những người luôn giữ lửa nghề, say nghề, yêu nghề; luôn nỗ lực tu dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thách thức, hết mình gieo mầm tri thức, nuôi dưỡng ước mơ, khơi dậy đam mê, khơi nguồn sáng tạo, xây nền tương lai cho bao thế hệ học trò.
Những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh
Qua những chia sẻ chân thành, xúc động của các thầy, cô về chuyện đời, chuyện nghề, Thủ tướng nêu rõ, các thầy, các cô dự cuộc gặp mặt là những nhà giáo có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo; là những hạt nhân nòng cốt lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới học sinh, tạo động lực, truyền cảm hứng; thực sự là những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, tận tâm, tận hiến cho sự nghiệp trồng người.
"Thật đáng biểu dương các tấm gương như thầy Nguyễn Huy Bằng (Đại học Vinh), thầy Nguyễn Văn Quang (Đại học sư phạm Hà Nội 2), cô Đinh Thị Thanh Hải (Đại học Dược Hà Nội)…; những người không những làm tốt công tác chuyên môn, quản lý, mà còn tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới sáng tạo vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học, công bố nhiều bài báo khoa học, đoạt nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế; tích cực tham gia hoạt động xã hội, thiện nguyện, vì học trò và vì cộng đồng, vì sự phát triển của ngành giáo dục và khoa học – công nghệ của đất nước.
Thật đáng tự hào khi có những thầy cô vừa làm tốt công tác giảng dạy trên lớp, vừa hướng dẫn, đào tạo nhiều em học sinh giỏi tham gia và đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế, góp phần làm rạng danh giáo dục nước nhà, thể hiện bản lĩnh, tài năng, trí tuệ của học sinh Việt Nam như thầy Hoàng Tiến Phúc (Thái Nguyên), thầy Nguyễn Anh Nhật (Hà Nam), cô Chung Kim Nhung (Sóc Trăng)…
Thật đáng khâm phục tấm gương của cô Lê Thị Quang (Nghệ An), cô Nguyễn Thị Chuyên (Điện Biên), cô Lê Thị Tình (Lai Châu)…; những người đã gác lại nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, giữ lửa nghề, bền bỉ băng suối, vượt đèo, quyết "cõng chữ lên non", lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngày nối ngày kiên trì "bám làng, bám bản", cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào, vào từng nhà, gặp từng người, vận động từng con em đi học để tri thức ngày càng được nâng lên, các em, các cháu ngày càng yêu học tập...", Thủ tướng bày tỏ và cho biết, còn nhiều tấm gương tiêu biểu khác.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn, vất vả đó của các thầy, các cô trong suốt những năm qua, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 và một lần nữa ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không biết mệt mỏi và sự cống hiến của đội ngũ nhà giáo nói riêng và toàn hệ thống giáo dục - đào tạo nói chung của đất nước.
Cần sớm khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ
Thủ tướng nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, phải được xây dựng thực sự chất lượng và sáng tạo, thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang nêu trên, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo với phương châm "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng". Trong đó, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau đây.
Thứ nhất,tiếp tục quan tâm, chăm lo, hỗ trợ để ngành Giáo dục thực hiện có chất lượng ngày càng tốt tất cả các nhiệm vụ chiến lược đã được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn và được đưa ra trong Kết luận số 91-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan của Quốc hội; cầu thị, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Nhà giáo, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Giáo dục ra đời phải khiến cho giáo viên thật sự phấn khởi, được tôn vinh và tạo điều kiện để cống hiến.
Đồng thời, chủ động dự thảo sớm các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà giáo, để ban hành và triển khai ngay sau khi Quốc hội thông qua.
Thứ hai, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nhất là bếp ăn, bảo đảm vệ sinh y tế học đường, vệ sinh trường học; đẩy mạnh phòng, chống bạo lực học đường; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa học đường.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ làm công tác giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn, các nhà giáo giảng dạy ngành nghề nặng nhọc, độc hại... Đặc biệt, cần sớm khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, thực hiện đúng tinh thần: "Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên" và hợp lý.
Mỗi nhà giáo cần là khởi nguồn bất tận thổi bùng trong thế hệ trẻ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết
Thủ tướng nhấn mạnh 3 vấn đề: Hoàn thiện thể chế giáo dục – đào tạo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, khả thi, toàn diện, bao trùm; xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực (nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội, nguồn lực hợp tác công tư, các nguồn lực hợp pháp khác) để ngày càng nâng cao cơ sở vật chất giáo dục – đào tạo ngang tầm các nước phát triển; phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng có chất lượng cao hơn, ngày càng toàn diện hơn, phù hợp với tình hình mới, đáp ứng các yêu cầu mới, ngày càng yêu nghề hơn, ngày càng đắm đuối với học sinh, sinh viên nhiều hơn, ngày càng tự hào hơn về nghề nghiệp.
Theo Thủ tướng, bên cạnh sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương, vai trò của các thầy giáo, cô giáo là đặc biệt quan trọng. Chia sẻ thêm với đối với đội ngũ nhà giáo một số suy nghĩ, Thủ tướng nêu rõ, đất nước ta đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc. Ngành giáo dục nói chung, các thầy giáo, cô giáo nói riêng phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng dấn thân, sáng tạo, đổi mới, hoàn thiện về phẩm chất, lý tưởng, niềm tin cách mạng; phải phấn đấu hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
"Muốn có học sinh giỏi, phải có người thầy giỏi, người thầy tốt. Học sinh được tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất nếu có sự dìu dắt và chỉ bảo của giáo viên có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và phương pháp truyền dạy hợp lý. Đồng thời, phải tôn trọng sự khác biệt, sự đa dạng, khuyến khích sự sáng tạo; có tư duy phản biện, đam mê tìm tòi, khát vọng cống hiến…, phát huy cao nhất tiềm năng, trí tuệ, phẩm chất của mỗi học sinh.
Mỗi nhà giáo cần là khởi nguồn bất tận thổi bùng trong thế hệ trẻ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, ươm mầm khát vọng, chắp cánh bay cao, khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo; bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Vì thế, mỗi thầy giáo, mỗi cô giáo hãy là tấm gương sáng về rèn đức - luyện tài, yêu nghề - yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; để mỗi tiết học thực sự bổ ích và lý thú, để mỗi ngày học thực sự là ngày vui" - Thủ tướng bày tỏ.
Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà, mọi bậc phụ huynh... hãy cùng chung tay sát cánh với ngành giáo dục và đào tạo, chung sức với các thầy cô giáo trong sự nghiệp "trồng người" cao cả, chung tay xây dựng thế hệ tương lai của đất nước phát triển toàn diện, xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử ngàn năm văn hiến, anh hùng, bất khuất của đất nước, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Về các đề xuất, kiến nghị tại buổi gặp mặt, Thủ tướng giao các cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tặng quà, chúc mừng các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
相关推荐
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Nhiều doanh nghiệp nợ thuế rơi vào tình trạng khó thu
- ZTO Express cán mốc hơn 23 tỷ đơn vận chuyển trên toàn cầu
- Chuyển đổi số
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Cục Hải quan Hà Nội: Thu ngân sách tăng nhờ doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid
- Hỗ trợ tối đa thông quan hàng hóa phục vụ dự án của Tập đoàn Dell
- Hải quan TPHCM kiến nghị giải tỏa hàng cho cảng Cát Lái