【kết quả u23 úc】Những tấm lòng cao thượng
Những năm gần đây,ữngtấmlngcaothượkết quả u23 úc phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân tham gia. Mỗi cá nhân hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp về sự cho đi mà không hề nghĩ đến việc nhận lại.
Phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Tâm tình người hiến máu
Trong buổi họp mặt tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu năm 2017 do Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức vừa qua, chúng tôi có dịp gặp bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy - người phụ nữ với 20 lần hiến máu tình nguyện. Kể về cái duyên đưa bà đến với phong trào hiến máu tình nguyện, bà Thủy vui vẻ cho biết, lúc đầu đi hiến máu, bà chỉ nghĩ đó là trách nhiệm của người cán bộ phụ nữ ấp cần phải tiên phong, làm gương để chị em hội viên noi theo. Tuy nhiên, trong một lần, chồng bà bị bệnh phải nhập viện và bà đi theo để chăm sóc, bà đã thay đổi hẳn suy nghĩ về hiến máu tình nguyện. Lần đó, trong lúc vào bệnh viện bà đi qua khoa cấp cứu thấy những cas bị tai nạn giao thông, khi bác sĩ hỏi còn nhóm máu nào để truyền cho bệnh nhân. Lúc ấy, bà cũng thấy bình thường. Rồi bà đi qua khoa sản, gặp một chị kia sinh em bé bị làm băng cần truyền máu, bà cũng chẳng có suy nghĩ gì. Cho đến khi bà gặp một em bé khoảng 3 tuổi, không biết bị bệnh gì đang được truyền máu. Nhìn em bé ấy, bà thấy xót xa lắm. “Khi nghe gia đình nói em bé ấy phải vô máu 1 năm nay để duy trì mạng sống và máu em ấy đang truyền là nhóm máu A trùng khớp với nhóm máu của tôi, tôi liền nghĩ, nếu bác sĩ cần thêm máu thì tôi sẽ hiến trực tiếp để cứu em bé ấy. Tôi thấy, sau khi được truyền 2 bịch máu, em bé nhìn gia đình và cười, nhưng nụ cười rất yếu ớt và mong manh lắm. Lúc ấy, tôi càng hạ quyết tâm, phải tiếp tục hiến máu để có thể chia sẻ, giúp đỡ những người cần truyền máu”, bà Thủy nhớ lại.
Với suy nghĩ hiến máu cứu người khi còn khỏe, từ năm 2009 đến nay, bà Thủy đã tích cực hiến máu tình nguyện. Không chỉ tích cực tham gia hiến máu tình nguyện, bà Thủy còn vận động người thân bạn bè, hội viên hội phụ nữ cùng tham gia hiến máu. Năm nay, dù ở tuổi 54 nhưng bà vẫn nhiệt tình với hoạt động hiến máu tình nguyện. Bà Thủy chia sẻ: “Con người sống trên đời không thể tránh khỏi những rủi ro, bởi vậy những giọt máu hiến tặng sẽ vô cùng ý nghĩa với những bệnh nhân đang trong tình trạng nguy cấp. Hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe ngược lại hiến máu còn giúp cho bản thân thay đi lượng máu cũ để sản sinh máu mới. Tôi sẽ tiếp tục hiến máu đến khi nào sức khỏe không cho phép nữa thì mới nghỉ”.
Cách nghĩ của bà Thủy cũng là quan điểm của hàng ngàn người hiến máu tình nguyện. Vì vậy, mỗi khi tỉnh hoặc địa phương phát động phong trào hiến máu tình nguyện thì số lượng tình nguyện viên đến rất đông, gấp 2, 3 lần so với số lượng cần lấy. Qua đó, cho thấy phong trào đã thật sự lan tỏa trong quần chúng người dân.
Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện
Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp, những giọt máu cho đi sẽ mang đến sự sống, niềm hy vọng cho những người kém may mắn, những bệnh nhân đang cần truyền máu. Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh cùng với các địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, qua đó, thu hút đông đảo tình nguyện viên tham gia hiến máu tình nguyện. Điều đó được minh chứng khi số lượng máu tiếp nhận năm sau đều cao hơn năm trước. Mỗi lần có phong trào hiến máu, là mọi người sẵn sàng tham gia, thậm chí khi lâu lâu địa phương không tổ chức hiến máu, nhiều người cũng thấy “nhớ”... Ông Nguyễn Nhật Hoàng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Hàng năm, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch và triển khai công tác hiến máu đến từng xã, thị trấn. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu. Việc tuyên dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích trong phong trào hiến máu nhân đạo được thực hiện kịp thời. Nhờ đó, ngày càng có nhiều người tham gia, phong trào ngày càng phát triển”.
Từ năm 2004-2016 toàn tỉnh đã tiếp nhận 83.878 đơn vị máu. Nếu năm 2004 có 1.283 đơn vị máu được hiến, thì con số này của năm 2016 là 12.384 đơn vị máu, như vậy số lượng máu được hiến gấp 10 lần so với năm 2004. Cũng nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh phối hợp với các ngành và Ban vận động hiến máu tình nguyện các huyện, thị, thành phố và Bệnh viện Huyết học và Truyền máu thành phố Cần Thơ tổ chức 30 buổi hiến máu. Kết quả đã tiếp nhận được 6.138 đơn vị máu. Ông Lê Thanh Trí, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cho biết: “Thời gian tới, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, sinh viên, hội viên, tình nguyện viên tích cực tham gia phong trào hiến máu. Từ đó, không chỉ cung cấp máu cho cấp cứu và điều trị bệnh mà còn góp phần để phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa, trở thành nghĩa cử cao đẹp trong đời sống bình thường của mỗi người...”.
Mỗi người hiến máu tình nguyện thật sự là một anh hùng trong cuộc sống, những người cần nhận máu và thân nhân luôn trân trọng tri ân họ, chính họ đã làm cuộc sống thêm đẹp và thêm ý nghĩa, thêm những nụ cười!
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
相关推荐
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Tác dụng bất ngờ từ vỏ cam và vỏ chuối
- 30,6% chuyến bay của Jetstar Pacific bị chậm
- Thời trang không lỗi mốt cho mùa thu đông
- Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- Bệnh nhân nên chọn mua loại thuốc nào?
- Cách làm chè vải thạch dừa mát lạnh
- Quà giáng sinh cho bạn trai thật độc đáo và ý nghĩa