Nợ thuế liên quan đến đất tại TP. Hồ Chí Minh tăng hơn hai lần sau 9 tháng.
Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đang cùng toàn thể cán bộ công chức đơn vị triển khai nhiều biện pháp,ụcThuếTPHồChíMinhTậptrungnỗlựckéogiảmnợthuếlịch thi đấu bd với mục tiêu không để nợ thuế cả năm vượt quá 4% tổng thu ngân sách.
Nợ thuế tăng thêm hơn 34% sau 9 tháng
Theo báo cáo của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) do đơn vị thực hiện tính đến hết ngày 30/9 được 199.324 tỷ đồng, đạt 68,66% dự toán năm 2019 và tăng 4,1%. Trong đó, thu nội địa trừ dầu được 181.841 tỷ đồng, đạt 66,77% dự toán và tăng 4,5%; thu từ dầu thô được 17.483 tỷ đồng, đạt 97,13% dự toán và tăng 0,14%.
Kết quả thu NSNN tăng so với cùng kỳ năm ngoái là điều đáng mừng, nhưng số nợ thuế sau 9 tháng cũng tăng khá mạnh, đặc biệt là những khoản nợ thuế liên quan đến đất. Cụ thể, tính đến hết ngày 30/9, tổng số nợ thuế có khả năng thu trên toàn địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tăng thêm 38,47% so với thời điểm đầu năm, lên khoảng 12.332 tỷ đồng. Trong đó, các khoản nợ liên quan đến thuế, phí là 5.888 tỷ đồng, tăng 34,31%; các khoản nợ liên quan đến đất là 2.739 tỷ đồng, tăng 105,5%; các khoản nợ liên quan đến tiền phạt, tiền chậm nộp là 3.705 tỷ đồng, tăng gần 3,1%. Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã triển khai rà soát chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng đơn vị, từng công chức để thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế có hiệu quả, với mục tiêu phấn đấu kéo giảm tổng nợ thuế đến cuối năm phải giảm 10% so với thời điểm 30/9; thu được tối thiểu 97% các khoản tiền thuế nợ của năm 2018 và không để nợ thuế vượt quá 4% tổng thu NSNN của đơn vị.
Theo ông Lê Duy Minh - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, 9 tháng đầu năm, đơn vị đã thu được 5.879 tỷ đồng nợ thuế của năm 2018 chuyển sang, trong đó thu bằng biện pháp quản lý nợ được 3.410 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế là 2.469 tỷ đồng. Việc nợ thuế tăng cao là do nhiều nguyên nhân khách quan, mặc dù cơ quan thuế đã triển khai mạnh công tác quản lý nợ thuế và tiến hành hàng loạt biện pháp thu hồi nợ thuế theo quy định. Cụ thể cơ quan thuế các cấp của thành phố đã phát hành hơn 6 triệu lượt thông báo nhắc nhở nợ thuế; ban hành 39.844 quyết định cưỡng chế thuế, với số tiền thuế nợ tương ứng lên đến 33.121 tỷ đồng; công khai thông tin 6.293 doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng, với số nợ 13.761 tỷ đồng…
Không để nợ thuế vượt quá 4% tổng thu
Tình hình nợ thuế trên địa bàn tăng mạnh đã được Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh báo cáo lên các cơ quan cấp trên và mới đây, tại một buổi họp với các đơn vị thuộc ngành Tài chính TP. Hồ Chí Minh về tình hình thu NSNN trên địa bàn 9 tháng năm 2019, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo phải tăng cường rà soát, xác định và phân loại các khoản nợ thuế, đối tượng nợ thuế để có kế hoạch cụ thể đôn đốc thu nợ thuế kịp thời, kết hợp tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhằm đảm bảo thu vượt kế hoạch trong năm 2019. Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng giao nhiệm vụ cho Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh báo cáo, tham mưu đề xuất UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo giải quyết hướng tháo gỡ khó khăn, cụ thể đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế lớn, chưa nộp vào NSNN.
Chia sẻ về các biện pháp thu hồi nợ thuế giai đoạn cuối năm, ông Lê Duy Minh cho biết, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã triển khai rà soát, giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng đơn vị, từng công chức để thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế có hiệu quả, với mục tiêu phấn đấu tổng nợ thuế đến cuối năm phải giảm 10% so với thời điểm 30/9, thu được tối thiểu 97% các khoản tiền thuế nợ của năm 2018 và không để nợ thuế vượt quá 4% tổng thu NSNN của đơn vị.
"Bên cạnh đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng đồng thời tập trung nguồn lực để giải quyết dứt điểm các khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh, các khoản nợ chờ xử lý còn tồn đọng, không để phát sinh nợ mới. Đồng thời, cục thuế phân tích nguyên nhân, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp như rà soát 100% các khoản nợ thuế, thực hiện phân loại nợ thuế chính xác trên ứng dụng TMS; rà soát, phát hiện và điều chỉnh kịp thời các trường hợp dữ liệu kê khai sai, nộp sai mục lục ngân sách, mã số thuế. Nhập và hạch toán kịp thời dữ liệu kê khai của người nộp thuế, các quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế, quyết định xóa nợ, gia hạn nợ thuế, miễn tiền chậm nộp vào hệ thống TMS… nhằm đảm bảo số liệu nợ thuế chính xác" - ông Lê Duy Minh nhấn mạnh.
Đỗ Doãn