【trang nhà cái uy tín】Quy định đặc thù về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước
Kỳ vọng thay đổi diện mạo khu vực doanh nghiệp nhà nước | |
Doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị hỗ trợ thủ tục hải quan |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. |
Sáng 27/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở.
Theo đó về những điểm mới, dự thảo Luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong đó bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; quy định hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm.
Dự thảo Luật mở rộng dân chủ trực tiếp tại cấp xã theo hướng bổ sung các vấn đề nhân dân bàn và quyết định trực tiếp; quy định về sáng kiến đề xuất của nhân dân; quy định về hình thức văn bản của cộng đồng dân cư, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản của cộng đồng dân cư.
Bổ sung quy định về trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân, ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trong quá trình UBND cấp xã ban hành các quyết định hành chính; các quyết định liên quan đến lợi ích của cộng đồng hoặc quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ, làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, trong quá trình xây dựng, trình dự án Luật, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất: đề nghị dự án Luật quy định một chương riêng về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp, trong đó quy định một số đặc thù đối với doanh nghiệp nhà nước. Loại ý kiến thứ hai: đề nghị dự án Luật không quy định về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.
“Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật quy định một chương (Chương IV) về thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp; quy định chung về công khai thông tin tại doanh nghiệp, về người lao động tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát trong mọi loại hình doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Đồng thời, bổ sung một số quy định đặc thù áp dụng với doanh nghiệp nhà nước như: các nội dung công khai tại doanh nghiệp nhà nước (khoản 2 Điều 45); hình thức người lao động giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp nhà nước (khoản 1 Điều 56).
Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật để quy định việc thực hiện dân chủ cơ sở đối với 3 loại hình cơ sở chính.
Việc luật quy định sâu hơn về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư của nhà nước, kiểm soát tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Ủy ban Pháp luật đề nghị trong dự thảo Luật cần bổ sung, làm rõ các quy định về hình thức kiểm tra, giám sát của người dân; nội dung kiểm tra, giám sát; hiệu lực của kiến nghị sau kiểm tra, giám sát và việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra, giám sát của người dân.
Làm rõ vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc “làm nòng cốt” để người dân thực hiện các quyền dân chủ ở cơ sở và cơ chế thực hiện để thể chế hóa chủ trương của Đảng.
Bên cạnh đó, mở rộng, phát huy dân chủ phải đi đôi với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân...