欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả bóng đá đội tuyển】Phù sa lắng đất trồng người

时间:2025-01-10 09:15:31 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Báo Cà MauCô kể: “Quê cô ven sông Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nhà cô nghèo, duy chỉ có người cha rất giỏi chữ Nho, còn mẹ thì tần tảo nghề nông chỉ mong sao cho đàn con ăn học”. Ngoảnh lại, Nhà giáo Ưu tú Ðoàn Thị Bẩy đã có hơn 30 năm gắn bó với mảnh đất Cà Mau. Suốt chặng đường ấy, cô trọn lòng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định vị trí của Cà Mau trên bản đồ giáo dục cả nước. “Vị phù sa lạ” của vùng đồng bằng Sông Hồng lại bén duyên ở vùng đất phù sa cuồn cuộn của chóp cuối vùng đất Cửu Long, lắng lại trên mảnh đất trồng người…

Cô kể: “Quê cô ven sông Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nhà cô nghèo, duy chỉ có người cha rất giỏi chữ Nho, còn mẹ thì tần tảo nghề nông chỉ mong sao cho đàn con ăn học”. Ngoảnh lại, Nhà giáo Ưu tú Ðoàn Thị Bẩy đã có hơn 30 năm gắn bó với mảnh đất Cà Mau. Suốt chặng đường ấy, cô trọn lòng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định vị trí của Cà Mau trên bản đồ giáo dục cả nước. “Vị phù sa lạ” của vùng đồng bằng Sông Hồng lại bén duyên ở vùng đất phù sa cuồn cuộn của chóp cuối vùng đất Cửu Long, lắng lại trên mảnh đất trồng người…

10 năm rồi gặp lại cô, mọi thứ đều đổi khác, duy chỉ có tình cô, trò là vẫn nồng ấm như xưa. Ngỏ ý viết bài về cô chuẩn bị cho dịp lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới, cô ngần ngại: “Thôi đi em, cô thấy nên viết về những người khác hay hơn”. Cô cho biết, cách đây mấy năm cũng có một học trò cũ đã viết về mình: “Viết rồi, bài thi đạt giải rồi cô mới hay”. Là học trò của cô, tự nghĩ là lớp “sinh sau đẻ muộn”, bởi phía trước còn quá nhiều học trò xuất sắc mà cô kể lại: “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thuỳ Mai (Ðỗ Thanh Xuân Thuỳ Mai, hiện công tác tại Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau) nè, Hải Minh (Trịnh Hải Minh, giáo viên Trường THPT Ðầm Dơi), Phương Nam… Riêng lứa Phương Nam (Nhà báo Ðoàn Phương Nam), lớp Chuyên Văn, cô ôn luyện cả 8 đứa đoạt 8 giải quốc gia”.

Nhà giáo Ưu tú, Thạc sĩ Đoàn Thị Bẩy, Phó Phân hiệu trưởng Phân hiệu Đại học Bình Dương - Cà Mau hạnh phúc cùng các học trò trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay.        Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Nhớ lần đầu gặp cô, khi ấy cô đang là Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, phong thái mực thước, gương mặt cương nghị, giọng nói “có thần”, khiến một đứa “trường huyện” như tôi tim đập, chân run. Hỏi quanh quẩn các bạn nữ trong lớp (Ðội tuyển Văn năm 2004-2005 có 8 người, chỉ có mình  tôi là nam), thì các bạn đều nói: “Thấy cô nghiêm nghị vậy thôi nhưng giỏi và thương học sinh lắm”. Vậy rồi cũng yên lòng theo học với đội tuyển. Cô đảm trách phần lý luận văn học, phần “khó nhai” và khô khan nhất, yêu cầu của cô với tất cả học sinh cũng thật “khó nhằn”. Những buổi học của cô bắt đầu đúng giờ, thường kết thúc trễ, đòi hỏi phải tập trung cao độ, tất cả các thành viên phải có chuẩn bị, đóng góp. Quả thật, lúc đó cứ đến giờ cô là “ngán”. Nhưng theo nếp riết rồi cũng thành quen, tự thấy mình đã chững chạc hơn nhiều.

Với cô, tình yêu dành cho môn Văn là tình yêu lớn của cả cuộc đời. Và môn Văn gắn liền với ước mơ cháy bỏng của cô: làm cô giáo. Cô chia sẻ: “Ba mẹ cô làm nghề nông nhưng anh chị cô hầu hết đều theo nghề giáo, cái nghề mà khi trước vô cùng vất vả…”. Chuyến “Nam tiến” của gia đình cô có thành viên nhỏ nhất mới hơn 1 tuổi. Cô chia sẻ: “Chỉ là muốn đi một chuyến xa, đến một vùng đất mới”. Cô về Trường Bổ túc Văn hoá Công Nông 1, Trường PTTH Bạc Liêu và sau đó là ngôi trường đầy kỷ niệm - Chuyên Phan Ngọc Hiển.

Vào Nam, những năm đầu gia đình cô cũng như phần đông giáo viên đều chật vật lo toan cho cuộc sống, vừa phải đảm bảo công tác giảng dạy. Cô nhớ thời ở Bạc Liêu, sống tập thể nhưng cũng cố gắng nuôi mấy con heo cải thiện kinh tế gia đình. Khi đó, nhiều người nói với cô “sao không chuyển ngành cho khoẻ”, cô chỉ lẳng lặng lắc đầu và miệt mài bên những trang giáo án. Cô còn nói vui: “Hồi xưa giáo án viết bằng tay không à, chứ đâu hiện đại như bây giờ, ai cũng nắn nót, cũng nâng niu từng trang mình viết ra. Có thể quả quyết, giáo viên giỏi hay không thì nhìn vô giáo án cũng đoán được”. Khan hiếm tài liệu, cô cùng đồng nghiệp hễ đọc được gì hay trên báo, tạp chí là cắt lại để lưu trữ sử dụng.

Cũng tại Bạc Liêu những năm đầu thập niên 90, thế kỷ 20, cô Ðoàn Thị Bẩy đã tạo ra kỳ tích mà sau này ai cũng phải công nhận cô là người đi đầu, “khẩn hoang” trong lĩnh vực thi học sinh mũi nhọn môn Văn cấp quốc gia. Cô cho biết, thời điểm ấy quyền lợi đối với giáo viên và cả học sinh tham gia các lớp chuyên gần như không có gì, bởi khả năng đoạt giải rất thấp. Bản thân cô phải vận động từng học sinh tham gia, thế nhưng, buổi đầu tiên cô đến lớp bồi dưỡng: “Ngồi gần 1 tiếng đồng hồ chẳng thấy đứa học sinh nào tới, cô cứ tiếp tục chờ”. 4 đứa học sinh của cô không phải là không tới, mà không muốn vào học, cứ để xem cô giáo đợi đến bao giờ. Khi vào lớp, hình ảnh người cô kiên trì chờ đợi đã tiếp thêm động lực cho các bạn. Năm ấy 4 người đi thi có 3 giải quốc gia, trong đó học sinh Bùi Thị Hoa đoạt giải Nhì đầu tiên môn Văn của tỉnh Minh Hải.

Riêng những học trò cô trực tiếp ôn luyện môn Văn trong hơn 30 năm qua, đã có khoảng 60 giải quốc gia, trong đó có 4 giải Nhì và hàng chục giải Ba. Còn vòng tỉnh thì cô không thể nhớ hết. Cô hết sức trân trọng công sức và nâng niu khả năng của từng học sinh. Bên trong sự nghiêm khắc mà đôi khi những lớp học sinh như chúng tôi gọi là “lạnh lùng”, lại là trái tim nồng ấm, đầy nhiệt huyết và hết lòng vì sự nghiệp "trồng người". Những lớp chuyên Văn, mái trường Chuyên Phan Ngọc Hiển, khi cô làm Phó Giám đốc Sở GD-ÐT hay Phó Phân hiệu trưởng Phân hiệu Ðại học Bình Dương, nơi đâu cô đến cũng cho thấy một tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, tận tuỵ và hiệu quả.

Nhà giáo Ưu tú, Thạc sĩ Đoàn Thị Bẩy, quê Yên Lạc, Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc), vào Nam năm 1983. Từng học Đại học Sư phạm 2, về Minh Hải (nay là Cà Mau), đảm nhận công tác giảng dạy môn Văn ở các trường: Bổ túc Văn hoá Công Nông 1, Trường PTTH  Bạc Liêu, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển. Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, hiện là Phó Phân hiệu trưởng, Phân hiệu Đại học Bình Dương - Cà Mau. Là một trong những giáo viên tiên phong của ngành giáo dục tỉnh nhà ôn luyện và có học sinh giỏi vòng quốc gia.

Thói quen làm việc của cô bao nhiêu năm qua vẫn vậy, cần mẫn và nghiêm túc. Một thói quen khác, đó là mỗi lần có thông báo kết quả thi của các lớp chuyên Văn Cà Mau. Cô nói, dù làm gì, bận rộn thế nào, những lớp chuyên Văn đã trở thành máu thịt của cô, cô vẫn dõi theo những thành tích mới của tỉnh nhà, hy vọng lớp sau sẽ có nhiều đột phá hơn thế hệ trước. Nhiều năm đảm nhận công tác ôn luyện lớp chuyên, cô “bật mí” bí quyết lớn nhất của mình: “Kiến thức phải chắc, phải vững, và điều còn lại là thổi được tình yêu, đam mê vào học sinh. Làm điều gì cũng vậy, hễ có đam mê, có tình yêu, có quyết tâm thì kết quả lúc nào cũng tốt”.

Về Phân hiệu Ðại học Bình Dương - Cà Mau, cô Bẩy nhận định rằng: “Cái thiếu của học sinh, sinh viên Cà Mau không chỉ là kiến thức mà còn là kỹ năng. Bước vào cuộc sống, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình rất nhiều thứ để ứng phó, đối xử, giao tiếp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ðây cũng là điều mà phân hiệu đang hướng tới cho sinh viên”. Trong thời gian qua, trực tiếp bản thân cô cùng với sinh viên đã trải nghiệm nhiều chuyến đi thực tế tại các mô hình, các công việc cụ thể ở Cà Mau, cô chia sẻ: “Những chuyến đi này rất bổ ích, nó giúp sinh viên của cô thấy rằng sức đất, sức người của Cà Mau hoàn toàn có thể khởi nghiệp, làm giàu. Là những người con của Cà Mau, các bạn hãy tin vào sự giàu có, trù phú, bao dung của đất mẹ quê hương, đừng tìm kiếm những cơ hội viễn vông, hào nhoáng”.

Với cô, nỗi nhớ về những lớp chuyên Văn, những giờ giảng miệt mài, say mê bất kể trưa nắng, hay đêm khuya chính là kỷ niệm ngọt ngào nhất của đời đi dạy. Cô mê văn, yêu nghề giáo, yêu những đứa học trò nhỏ có năng khiếu và tận tâm với cuộc sống. Sau mấy chục năm, “hạt phù sa nhỏ” của vùng đất châu thổ Sông Hồng vẫn tiếp tục hành trình lắng đất, "trồng người" ở phía mũi Cà Mau…

Phạm Quốc Rin

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: