【crystal palace vs leicester city】Đầu tư ra nước ngoài: Có nên đặt nặng nguy cơ trốn, lách thuế?

时间:2025-01-10 15:15:37 来源:Empire777

viet

Đầu tư của các DN Việt Nam ra nước ngoài là một hoạt động đang được đẩy nhanh những năm gần đây.

Việc Việt Nam có 189 cá nhân và 19 doanh nghiệp có tên trong Hồ sơ Panama đã trở thành tâm điểm không chỉ riêng giới chuyên gia,ĐầutưranướcngoàiCónênđặtnặngnguycơtrốnláchthuếcrystal palace vs leicester city hay truyền thông. Điều mà dư luận đang quan tâm là quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam có đủ sức kiểm soát và xử lý các hành vi trốn thuế, chuyển giá hay gian lận thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phóng viên TBTCVN đã trao đổi với Luật sư Trần Vũ Hải - Đoàn Luật sư Hà Nội về quyền lợi chính đáng được pháp luật Việt Nam bảo hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.

* PV: Thưa ông, khi một doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài, thủ tục do những cơ quan nào liên quan xem xét, thẩm định và cấp phép.

- Luật sư Trần Vũ Hải: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2014 là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong một số trường hợp nhất định, Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội sẽ ra quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Phần lớn các trường hợp do nhà đầu tư trực tiếp quyết định.

Đối với các dự án do nhà đầu tư trực tiếp quyết định, nhà đầu tư phải đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Trong một số trường hợp liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, việc đầu tư ra nước ngoài phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền chấp thuận.

Đối với dự án Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

ông hải
  Luật sư Trần Vũ Hải

* PV: Ngoài quy định, với những dự án trên 75.000 USD phải có phê duyệt của Thủ tướng, theo ông pháp luật nước ta còn có những ràng buộc nào để kiểm duyệt việc cấp phép?

- Luật sư Trần Vũ Hải:Theo Điều 54 Luật Đầu tư 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án như sau: Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; dự án đầu tư không thuộc các trường hợp trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên. Và việc thông qua chấp thuận theo như cơ chế đã nêu trên.

Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định thì phải được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

* PV: Hiện nay, có bao nhiêu luật ràng buộc chéo việc đầu tư ra nước ngoài?

- Luật sư Trần Vũ Hải:Điều 63 và Điều 64 Luật Đầu tư quy định việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải thông qua tài khoản vốn riêng, mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Điều 15 Pháp lệnh ngoại hối quy định: Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư tại nước ngoài phải chuyển về Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan; vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư khi chuyển về Việt Nam phải thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.

Ngoài ra, nếu chuyển tiền ra nước ngoài bất hợp pháp (để đầu tư ra nước ngoài mà không đăng ký) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 154 Bộ luật Hình sự hiện hành.

* PV: Vấn đề dư luận quan tâm là hành vi đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ lợi dụng để trốn thuế, lách thuế hay không. Ông nói gì về điều này?

- Luật sư Trần Vũ Hải:Theo chúng tôi, chưa thể xác định hoặc kết luận về nguy cơ lợi dụng đầu tư ra nước ngoài để trốn, lách thuế hoặc chuyển giá.

* PV: Trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp có tên trong danh sách trên bị điều tra, thì cơ quan nào chịu trách nhiệm, cơ quan liên bộ nào sẽ tham gia, thưa ông?

- Luật sư Trần Vũ Hải:Chúng tôi cho rằng, việc xác định những cá nhân, tổ chức đầu tư ra nước ngoài có hành vi chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam cần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế, đơn vị quản lý về an ninh kinh tế thuộc Bộ Công an cùng rà soát. Những cá nhân và tổ chức tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của mình và nếu có vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

* PV: Xin cảm ơn ông!

“Chúng ta nên nhìn nhận vụ “hồ sơ Panama” một cách hết sức bình tĩnh, xem xét hiện tượng, nghe ngóng cách ứng xử các nước có bối cảnh tương tự Việt Nam thay vì những phản ứng thái quá, gây tâm lý hoang mang cho xã hội.

Sau vụ việc Panama, các nước đang xem xét lại chính sách thuế. Tại Mỹ, việc này đã làm từ 2013 đến nay. Theo quy định của Mỹ, tất cả các định chế tài chính ở nước ngoài khi có tài khoản của người dân Mỹ phải khai báo với các sở thuế của Mỹ. Trường hợp không khai báo, Mỹ sẽ thực hiện chính sách cấm vận hoặc phạt nặng các định chế tài chính vi phạm. Tại Việt Nam, đã có một số ngân hàng lớn buộc phải thực hiện quy định này của Mỹ, tức là khi có những doanh nghiệp, cá nhân của Mỹ đề xuất tài khoản giao dịch tại ngân hàng đó, họ phải khai báo với sở thuế của Mỹ.

Chuyển tiền ra nước ngoài, hiện nay cách làm của các nước khá giống nhau. Các cá nhân đều phải thông qua định chế của mình, hay thông qua công ty trung gian để chuyển tiền. Để tránh kéo dài những danh sách người Việt Nam trong các bê bối tài chính kiểu như Panama, cần có sự hợp tác tốt hơn giữa các định chế tài chính với cơ quan thuế. Đối với những khoản thu nhập lớn, phải có hình thức khai báo, nêu rõ nguồn gốc, đây là cách phổ biến các nước đã làm”.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực

Song Anh (Thực hiện)

相关内容
推荐内容