【augsburg đấu với stuttgart】Đẩy nhanh sắp xếp, xử lý nhà đất để thúc tiến độ cổ phần hóa
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 02:01:49 评论数:
Dự thảo nghị định sửa đổi 3 nghị định có liên quan đến cổ phần hoá, thoái vốn đã tháo gỡ những vướng mắc và quy định cụ thể hơn về trách nhiệm trong nội dung này.
Phương án nhà đất phải được phê duyệt trước khi cổ phần hóa
Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 8 tháng đầu năm 2020, mới có thêm 6 doanh nghiệp (DN) được phê duyệt phương án cổ phần hoá. Tiến độ cổ phần hoá mới đạt 28% kế hoạch theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, chủ quan, vướng mắc lớn nhất là sự lúng túng trong triển khai xây dựng, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Để góp phần tháo gỡ vướng mắc này, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện đã quy định cụ thể việc xây dựng phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa. Trong đó nêu rõ các cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm trong việc phê duyệt phương án sử dụng đất; bổ sung chế tài thời gian và trách nhiệm của các cơ quan địa phương, trung ương trong việc có ý kiến về phương án sử dụng đất. Đồng thời, bổ sung điều kiện đối với các DNNN thuộc diện phải sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật đầu tư công phải hoàn thành phương án này trước khi thực hiện cổ phần hóa nhằm tách bạch rõ ràng quy trình cổ phần hóa với quy trình sắp xếp, xử lý nhà đất tại DN theo đúng quy định pháp luật, qua đó tăng cường kỷ luật, hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất tại các DNNN, làm cơ sở cho việc xác định chính xác, kịp thời giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN cổ phần hóa.
Trong quá trình lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo, một số ý kiến đề nghị cần xem xét, quy định phương án sử dụng đất theo pháp luật về cổ phần hóa phù hợp để quá trình sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công, không gây khó khăn, chậm tiến độ việc cổ phần hóa. Đồng thời, rà soát cơ sở pháp lý khi quy định về phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất và phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa áp dụng cả đối với DNNN trực thuộc 100% của DNNN khác; nghiên cứu quy định điều kiện cổ phần hóa đối với các công ty nông lâm nghiệp để hạn chế trùng lắp thực hiện các phương án về đất đai.
Về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, cho biết, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 167/2017/NĐ-CP thì toàn bộ các DN 100% vốn nhà nước (gồm cả DN thuộc diện cổ phần hóa và không thuộc diện cổ phần hóa) đều phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Các DN này hiện nay đều đang trong quá trình thực hiện xây dựng trình duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Quy định như dự thảo nghị định về việc đưa nội dung các DN cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất được duyệt theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công vào điều kiện cổ phần hóa là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành và thực tế hiện nay.
Kéo dài thời hạn phê duyệt phương án sử dụng đất
Cũng theo đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp, trường hợp không yêu cầu các DN cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công sẽ gây khó khăn cho quá trình cổ phần hóa, vì không có cơ sở để xác định được diện tích đất nào DN tiếp tục được giữ lại sử dụng, từ đó không xác định được giá trị đất (trong trường hợp giao đất) vào giá trị DN để cổ phần hóa. Đồng thời, việc không quy định phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công cũng không phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ trong việc rà soát diện tích nhà, đất do DNNN đang quản lý, sử dụng.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, dự thảo quy định phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất của các công ty nông, lâm nghiệp cũng đều phải thực hiện theo các nội dung quy định tại Nghị định 167 và Nghị định 118 kể cả khi cổ phần hóa hay không cổ phần hóa.
Bên cạnh đó, tiếp thu các ý kiến về bổ sung quy định trách nhiệm, chế tài xử lý đối với trường hợp địa phương không có ý kiến và cơ quan đại diện chủ sở hữu không phê duyệt phương án sử dụng đất đúng thời hạn, Bộ Tài chính đã bổ sung vào dự thảo nghị định chế tài xử lý trong trường hợp này theo hướng sẽ xem xét để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, người quản lý DN theo quy định. Đồng thời, dự thảo nghị định nâng thời gian cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa sau khi đã có đầy đủ ý kiến của các địa phương từ 15 ngày lên 1 tháng (30 ngày) để đảm bảo tính khả thi.
Ngoài ra, dự thảo nghị định đã bãi bỏ nội dung quy định về xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có) vào giá trị DN cổ phần hóa; điều chỉnh khấu trừ giá trị lợi thế từ vị trí địa lý đất thuê, quy định về phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa nhằm tách bạch rõ ràng giữa phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật và về quản lý, sử dụng tài sản công và phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa của DN cổ phần hóa.
Chậm xử lý đất đai do hiểu không đúng hoặc thiếu trách nhiệm Phát biểu tại phiên họp của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đầu tháng 8/2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo đã nêu rõ việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công chưa nghiêm túc, thường xuyên, nhiều doanh nghiệp chỉ đến khi thực hiện cổ phần hóa mới thực hiện sắp xếp, xử lý đất đai dẫn đến làm chậm quá trình cổ phần hóa, việc này có thể do hiểu không đúng pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm. Phó Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty phải khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý nhà đất, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định. UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý trong việc kiểm tra hiện trạng nhà đất; kịp thời có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp, phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. |
Dương An