发布时间:2025-01-10 19:29:08 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Về Tây nguyên “trốn” dịch
Từ sáng sớm,ộtquyếtsaacutechhợvdqg ecuador hàng trăm người cùng phương tiện ôtô, môtô từ các tỉnh phía Nam, chủ yếu là Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh đã tập trung thành hàng dài dọc theo ĐT741, khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước để chờ lực lượng chức năng của Bình Phước “hộ tống” về các tỉnh Tây nguyên. Trong dòng người này, phần lớn ở độ tuổi lao động. Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, các công ty, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung. Do vậy, các lao động này về lại nơi cư trú hoặc có người về quê ngoại, người thân một phần để giảm bớt chi phí, đảm bảo cuộc sống khi không có việc làm, phần quan trọng hơn là để phòng, tránh bị lây nhiễm dịch.
Việc tổ chức đưa đoàn người qua địa bàn là quyết sách kịp thời để phòng, chống lây lan dịch Covid-19
Từ ngày 19-7, công ty nơi anh Hoàng Nhật Tân làm việc đóng cửa, toàn bộ công nhân tạm nghỉ việc để phòng dịch. Anh Tân quyết định đưa cả gia đình từ Bình Dương về quê nội ở tỉnh Đắk Lắk. Để chuẩn bị cho hành trình này, anh Tân đã tìm hiểu những quy định về giãn cách xã hội, phòng dịch, qua đó đã điện thoại báo trước để địa phương nơi anh đến chủ động, sẵn sàng làm các thủ tục để 5 thành viên gia đình anh cách ly tại nhà. “Trước khi đi, cả gia đình đã phải xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Bà xã tôi cũng đã mua lương thực dự trữ trên xe để về Đắk Lắk sử dụng trong những ngày giãn cách. Chúng tôi tới chốt lúc 1 giờ sáng. Các lực lượng chức năng của tỉnh Bình Phước sau khi kiểm tra giấy tờ và tìm hiểu nguyện vọng thì đề nghị chúng tôi chờ để tổ chức đi theo đoàn qua địa bàn tỉnh” - anh Tân kể.
Tôi ở thành phố thu nhập chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Vợ làm giáo viên mầm non cũng nghỉ 2 tháng nay rồi. Giờ ở lại thành phố, dịch bệnh cũng không làm được gì, trong khi vẫn phải đóng tiền nhà trọ. Do vậy, vợ chồng quyết định về quê để vừa tránh dịch vừa bớt chi phí và có thời gian bên con nhỏ ở nhà. |
Anh Nguyễn Trọng Minh, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk |
Hầu hết các trường hợp qua chốt Tân Lập đều di chuyển về các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Nhiều trường hợp dù rất khó khăn do kinh tế eo hẹp, hoặc gia đình có con nhỏ nhưng cũng quyết tâm vượt quãng đường khá dài bằng xe môtô để về quê. Đa phần họ cho rằng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty sẽ không sớm hoạt động trở lại, trong khi ở thành phố sẽ phải chi phí tốn kém nhiều thứ. Ngoài hành lý, tư trang, nước sát khuẩn và giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid-19, anh Nguyễn Huy Tuần, nhà ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cũng sẵn sàng tinh thần tự cách ly. “Cả gia đình ai cũng muốn về quê tránh dịch. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc khai báo y tế tại phường và tự cách ly ở nhà 21 ngày để đảm bảo phòng dịch” - anh Tuần nói.
Giám sát an toàn lượng khách qua tỉnh
Thống kê tại chốt Tân Lập cho biết: Từ ngày 19 đến 25-7, khoảng trên 5 ngàn phương tiện và gần 10 ngàn người có nhu cầu về các tỉnh Tây nguyên. Để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh vào địa bàn, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức đưa đoàn người qua địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu người dân. Ngoài việc kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ, lực lượng chức năng đã thực hiện việc phân luồng đối tượng về hoặc đi qua Bình Phước.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, những người được về Bình Phước phải đáp ứng 1 trong 4 tiêu chí: người đi khám, chữa bệnh về; người đi cứu nạn, thiên tai, hỏa hoạn về; người về để dự tang lễ; người được mãn hạn tù, hết thời hạn cai nghiện tập trung. Những trường hợp khác có nhu cầu về Bình Phước đều bắt buộc phải quay lại nơi xuất phát.
Với quãng đường đưa đoàn khoảng 100km, từ chốt Tân Lập huyện Đồng Phú, tới địa bàn giáp ranh tỉnh Đắk Nông, việc dẫn đoàn được lực lượng chức năng của tỉnh triển khai chặt chẽ, mục tiêu không để lọt bất kỳ trường hợp nào trong suốt hành trình.
Nếu không tổ chức đoàn giám sát, kiểm soát thì khi qua chốt, mình không thể biết họ về đâu, như vậy nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Quá trình dẫn đoàn đi, lực lượng cũng bố trí người và phương tiện để xử lý các tình huống xe bị hư hỏng dọc đường, bằng mọi biện pháp đưa bằng được đoàn người qua địa bàn tỉnh an toàn. |
Thượng tá Phạm Chí Lân, Phó trưởng Công an huyện Đồng Phú, Phó trưởng Ban thường trực điều hành chốt số 2 Tân Lập |
Thượng tá Phạm Chí Lân, Phó trưởng Công an huyện Đồng Phú, Phó trưởng Ban thường trực điều hành chốt số 2 Tân Lập cho biết: Để đảm bảo an toàn, lực lượng bố trí xe của cảnh sát giao thông kiểm soát đoạn đầu, xe của Cảnh sát 113 (Công an tỉnh) khóa cuối đoàn. Công an huyện Đồng Phú phối hợp đoàn cùng đi, tập trung kiểm soát các đoạn giữa để hướng dẫn người dân đi đúng đường, đảm bảo an toàn giao thông, ngăn chặn việc dừng, đỗ của tất cả phương tiện trong suốt hành trình. Công an các xã trên tuyến ĐT741 và QL14 cũng đã được giao nhiệm vụ quản lý chặt chẽ, phân công công an viên đứng các tuyến đường nhánh, rẽ để tránh các trường hợp rẽ ngang, dọc thực hiện mục đích cá nhân. Các tiệm tạp hóa cũng được đề nghị đóng cửa không bán hàng trong quá trình đoàn người đi qua.
Đi bộ hơn trăm kilômét về nhà “trốn” dịch |
Hai anh em họ A Oăn (21 tuổi) và A Thơ (15 tuổi), dân tộc Xê Đăng, thường trú tỉnh Kon Tum đi hái chôm chôm thuê cho chủ trang trại ở tỉnh Đồng Nai. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên các em bị mất việc. Vì không có phương tiện nên cả hai anh em đã đi bộ từ tỉnh Đồng Nai về tới chốt Tân Lập. Sau khi tìm hiểu và kiểm tra dịch tễ, lực lượng chức năng của Bình Phước đã dùng xe chuyên dụng chở hai anh em qua địa bàn giáp ranh với tỉnh Đắk Nông để các em tiếp tục hành trình về Kon Tum. “Chúng em bắt đầu đi từ ngày 20-7, đúng 4 ngày tới Tân Lập. Trên đường, thi thoảng chúng em vẫy đi nhờ xe máy, nhưng giờ ai cũng sợ dịch bệnh nên họ không cho đi. Biết về Kon Tum còn xa quá nhưng giờ không ai nhận làm, không có chỗ ở nên chúng em phải về” - A Oăn chia sẻ. |
Hiện lượng người đổ về Tây nguyên còn rất đông, để kiểm soát tốt tình hình, bình quân mỗi ngày, lực lượng chức năng của tỉnh tổ chức 3 chuyến xe đưa đoàn vào các khung 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ mỗi ngày, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sơ suất.
相关文章
随便看看