Hà Nội: Dịch tay chân miệng đang tăng cao Nắng nóng,ăngcaotrẻnhậpviệndomắctaychânmiệbang xep hang nhat lo dịch tay chân miệng bùng phát Cẩn trọng với viêm não Nhật Bản, tay chân miệng, sốt xuất huyết khi vào hè Theo thống kê của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện trung bình mỗi ngày cơ sở tiếp nhận khoảng 30-50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội. Tính từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay chân miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6- 7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5- 6 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Tương tự, tại Bệnh viện E, những ngày nắng nóng bất thường vừa qua khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó có bệnh tay chân miệng.
Tính trung bình mỗi ngày, Khoa Nội nhi tổng hợp của Bệnh viện trong 3 tuần gần đây, trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 10-15 trường hợp.
Cá biệt có ngày Khoa tiếp nhận cùng lúc 4 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc tay chân miệng cấp độ 2 với những biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng, như sốt cao không giảm, li bì...
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.
Theo TS.BS. Lâm, tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm sốt nhẹ hoặc sốt cao; sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp gia đình có trẻ mắc tay chân miệng cần sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác; cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
顶: 65踩: 39666
【bang xep hang nhat】Tăng cao trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng
人参与 | 时间:2025-01-10 19:14:42
相关文章
- Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- Chuẩn bị thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hội nông dân cấp cơ sở
- Triển khai chiến dịch dân số
- Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc
- Tuổi trẻ xung kích thực hiện phong trào thi đua Dân vận khéo
- Hội nghị cộng tác viên Tạp chí Lịch sử quân sự miền Nam
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân huyện Long Mỹ
评论专区