【xem kèo bóng đá ngày mai】Tham gia nhiều FTA, hàng Việt nơm nớp lo kiện lẩn tránh thuế
Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế thép tấm không gỉ Việt Nam | |
Tiếp tục cảnh báo nhiều hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa | |
Lo ngại gia tăng kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại |
Thép là ngành hàng đang phải đối mặt nhiều nhất với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tần suất điều tra tăng gấp đôi
Trong thời gian qua, có hiện tượng khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng tìm cách khắc phục bằng việc chuyển sản xuất ra khỏi nước/nền kinh tế bị áp dụng biện pháp.
Bộ Công Thương nhận định, do có chính sách thuận lợi đối với đầu tư nước ngoài, Việt Nam là một trong những lựa chọn của các doanh nghiệp đó khi quyết định dịch chuyển sản xuất. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận năng lực sản xuất mới, xuất khẩu từ Việt Nam tăng nhanh khiến Việt Nam dễ trở thành đối tượng theo dõi, điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bổ sung của nước nhập khẩu.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các đối tác nhập khẩu nghi ngờ hàng hóa chưa đáp ứng điều kiện “chuyển đổi đáng kể” tại Việt Nam. Đặc biệt, các nghi ngờ về hàng hóa của Việt Nam “chuyển đổi đáng kể” tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mặt hàng đang bị áp thuế phòng vệ thương mại được xuất khẩu với số lượng lớn, gia tăng đột biến sang các nước hoặc các mặt hàng bị nghi ngờ về năng lực sản xuất của Việt Nam.
Về mặt số liệu, Bộ Công Thương nêu rõ, trong giai đoạn 2000 – 2016, đã có 15 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trung bình 1 vụ/năm.
Tuy nhiên, trong các năm 2017 – quý I/2020, đã có thêm 7 vụ việc mới được khởi xướng điều tra, trung bình mỗi năm đã có 2 vụ việc được tiến hành khởi xướng điều tra.
Tự khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế
Thời gian qua, các bộ, ngành đã triển khai nhiều biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Tuy nhiên tới nay, nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ vẫn đang gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung leo thang, Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Bộ Công Thương dẫn chứng, gần đây nhất Hoa Kỳ, quốc gia điều tra lẩn tránh thuế nhiều nhất với Việt Nam với 10 vụ việc, chiếm tỷ lệ gần 50% tổng số vụ việc, đã tự khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ của Việt Nam.
Việc cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ không căn cứ trên yêu cầu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tự khởi xướng điều tra là việc tương đối hiếm. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đang tăng cường quản lý các mặt hàng đã bị áp thuế phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng.
Đáng chú ý, bên cạnh việc tự khởi xướng điều tra vụ việc, Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu điều tra về lẩn tránh thuế mặc dù nguyên đơn trong vụ việc đã nộp quá thời hạn quy định. Thêm vào đó, sản phẩm bị kiện của Việt Nam không giới hạn ở các mặt hàng công nghiệp mà còn có nguy cơ gia tăng ở nhóm sản phẩm nông nghiệp.
Trong bối cảnh hiện tại, một số chuyên gia đánh giá, nếu Việt Nam không có các biện pháp tích cực để xử lý vấn đề lẩn tránh bất hợp pháp biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, thì có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể. Về lâu dài, điều này còn tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong bối cảnh tham gia hàng loạt FTA có yêu cầu cao về xuất xứ.
Trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang gia tăng, đặc biệt đối với nhiều nhóm sản phẩm như thép, nhôm, nông sản, thủy sản,…, để giảm thiểu khả năng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định nhằm hạn chế nguy cơ bị khởi kiện lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ.
Cụ thể, doanh nghiệp phải kiên quyết trong việc không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài “trừng phạt” rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, ngăn chặn, tránh để hành vi của một vài doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
相关文章
Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
Giá thép thanh giảm nhẹ, tâm lý thị trường suy yếu. Ảnh tư liệuGiá thép trong nước Giá thép tại m2025-01-12Giảm kế hoạch vốn các dự án cải tạo quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên
Giao Bộ Giao thông vận tải hơn 5.100 tỷ đồng vốn ngân sách trung ươngGiao gần 9.000 tỷ đồng ngân sác2025-01-12UPCoM tháng 7: Giá trị giao dịch tăng hơn 20%
Có thêm 13 doanh nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM. Ảnh HNX.Tháng 7/2019, trên thị trường2025-01-12Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Tết Xuân Phố cổ 2021
Sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Tết Xuân Phố cổ 2021. (Ảnh minh họa: VH)Hội chợ năm nay do2025-01-12Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Thời gian qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng t2025-01-12Hãng Tesla triệu hồi gần 6.000 xe tại Mỹ để khắc phục lỗi phanh
Ảnh minh họaTesla sẽ triệu hồi các xe mẫu Model 3 2019-2021 và Model Y 2020-2021. Trong thông báo gử2025-01-12
最新评论