【bảng xếp hạng hạng 4 anh】Bình Thuận: Nhiều bước đột phá trong phát triển công nghiệp
Báo cáo của Sở Công Thương Bình Thuận cho thấy,ìnhThuậnNhiềubướcđộtphátrongpháttriểncôngnghiệbảng xếp hạng hạng 4 anh năm 2019, ngành Công Thương trên địa bàn đạt được nhiều kết quả cao. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là sự tăng trưởng mạnh, mang tính đột phá của nhóm ngành công nghiệp năng lượng. Với 35 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất 6.017 MW, tương ứng với tổng sản lượng điện thiết kế khoảng 30,6 tỷ kWh/năm, trở thành động lực dẫn dắt của ngành công nghiệp, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nói riêng và cơ cấu công nghiệp trong GRDP của tỉnh nói chung.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 có công suất 1.200 MW được khánh thành vào ngày 21/9/2019, đơn vị có đóng góp rất lớn vào giá trị tăng thêm của ngành trong kế hoạch năm 2020 |
Đánh giá về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh năm 2019, đại diện Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, công tác đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đạt kết quả tích cực, đến nay có 26/35 cụm công nghiệp được thành lập. Trong đó, có 22/35 cụm công nghiệp đảm bảo về mặt bằng để thu hút đầu tư và có 15/35 cụm công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng là doanh nghiệp. Đặc biệt, đã thu hút 31 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, trong đó có 8 dự án đầu tư trong khu công nghiệp (5 dự án đầu tư trong nước và 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài); 6 dự án đầu tư trong cụm công nghiệp và 17 dự án được chấp thuận đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2019 ước vượt 15,24% so kế hoạch và tăng 10,92% so cùng kỳ năm trước, chủ yếu phần lớn nhờ vào sự đột phá mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất điện và năng lượng, với sản lượng điện phát ra đạt 23,19 tỷ Kwh (vượt 28,83% so kế hoạch và tăng 26,19% so cùng kỳ).
“Đây cũng là lĩnh vực đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm của ngành trong năm 2019 (tăng 15,57% so cùng kỳ). Nhờ đó, vươn lên chiếm 48,72% tỷ trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp” - đại diện Sở Công Thương Bình Thuận đánh giá.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh ước chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ, chỉ đạt 97,33% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các doanh nghiệp chế biến của ngành đã hoạt động hết quy mô công suất và đã phát triển cơ bản ổn định, năng lực mới tăng thêm không đáng kể. Tuy nhiên, năm 2019, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là nhóm ngành công nghiệp chủ đạo, dẫn đầu trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh với tỷ trọng 51,18%.
Về kế hoạch năm 2020, theo Sở Công Thương Bình Thuận, hầu hết các sản phẩm chủ yếu đều được dự báo tăng nhẹ (ở mức 0,5 - 7% so ước thực hiện năm 2019), trừ sản lượng điện phát ra được dự báo tăng 12,12% so ước thực hiện năm 2019. Giá trị sản xuất của ngành năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) được dự kiến đạt 35.707,5 tỷ đồng, tăng 8,88% so ước thực hiện năm 2019 cũng hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị sản xuất của ngành điện và năng lượng. Theo đó, giá trị tăng thêm lĩnh vực công nghiệp năm 2020 dự kiến đạt 16.190 tỷ đồng, tăng 12,02% so ước thực hiện năm 2019 cũng nhờ vào sự đóng góp của lĩnh vực điện và năng lượng. “Với dự báo này, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, nước sẽ vươn lên vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh với tỷ trọng 52,02%, vượt qua tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ còn 46,44%” – đại diện Sở Công Thương Bình Thuận cho hay.
Đối với lĩnh vực thương mại, theo đánh giá của Sở Công Thương Bình Thuận, thị trường, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2019 nhìn chung ổn định, nguồn cung hàng hóa của các doanh nghiệp khá dồi dào, đa dạng, hàng hóa lưu thông thông suốt giữa các vùng, miền; hàng hóa lưu thông trên thị trường chủ yếu là hàng hóa trong nước, phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn trước khi đưa ra lưu thông.
Đặc biệt, trong năm đã hoàn thành, đưa vào hoạt động 2 chợ: Chợ Tân Phước, chợ Tân Bình (thị xã La Gi); khởi công đầu tư xây dựng mới 2 chợ: chợ Tân Thiện (thị xã La Gi). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 01 trung tâm thương mại, 3 siêu thị, 137 chợ. Hoàn thành đầu tư xây dựng mới 7 cửa hàng xăng dầu trên đất liền và 01 tàu dầu nâng tổng số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh là 392 cửa hàng, 14 tàu dầu, 2 kho xăng dầu, khánh thành và đưa vào hoạt động Cảng tổng hợp quốc tế Vĩnh Tân.
Cũng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 460 triệu USD, tăng 4,55% so kế hoạch và tăng 5,95% so cùng kỳ. Dự kiến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 496,3 triệu USD, tăng 7,89% so ước thực hiện năm 2019. “Đây cũng là một thách thức đối với ngành do lĩnh vực công nghiệp, thương mại trong năm 2019 không có năng lực mới tăng thêm đáng kể, chủ yếu phụ thuộc sản lượng điện năng lượng” - đại diện Sở Công Thương Bình Thuận cho hay.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/70a299157.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。