【kq cúp c2 châu âu】Bất cập quản lý đối tượng nghiện ma tuý
时间:2025-01-26 01:12:08 出处:Cúp C2阅读(143)
(CMO) Theo báo cáo của Phòng PC47 Công an tỉnh, trong 8 tháng năm 2017, toàn tỉnh đã khởi tố 37 vụ, 49 đối tượng (tăng 13 vụ và 9 đối tượng). Xử lý hành chính 241 vụ, 494 đối tượng (giảm 9 vụ, tăng 102 đối tượng). Số hiện có hồ sơ quản lý là 784 đối tượng, tăng 10 đối tượng so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng, đây chỉ là con số thống kê được, còn thực tế ngoài cộng đồng số đối tượng nghiện ma tuý có khả năng cao hơn nhiều.
Khó xác định tình trạng nghiện
Thực tế là vậy, nhưng đối tượng nghiện được vào Cơ sở cai nghiện Ma tuý chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau, tính từ năm 2014 đến nay, cơ sở chỉ nhận mới 24 đối tượng, nâng tổng số đối tượng quản lý là 67 (24 đối tượng bắt buộc, 43 đối tượng tự nguyện). Riêng giai đoạn 2013-2014 cơ sở không nhận được đối tượng nào.
Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sánh, Phó ciám đốc Cơ sở Cai nghiện Ma tuý tỉnh Cà Mau, cho biết: “Theo quy định của Nghị định 221/2013, trước khi đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải qua quá trình giáo dục tại xã, phường để họ cai nghiện tại cộng đồng. Sau đó phải xác định tình trạng nghiện, họ nghiện loại chất gì? Tiền chất đó như thế nào và quá trình họ nghiện ra sao? Nhưng vướng ở chỗ là các cơ sở y tế lại không xác định tình trạng nghiện. Theo quy định phải xét nghiệm, nhưng một số nơi cho rằng chưa được tập huấn, chưa được đầu tư trang thiết bị, đó là đối với đối tượng có nơi cư trú. Còn đối với các đối tượng không nơi cư trú, giao cho các tổ chức xã hội quản lý như: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... các hội này cũng không đủ điều kiện quản lý đối tượng trong 15 ngày, họ cũng không đủ điều kiện xét nghiệm”.
Đối tượng nghiện tại Cơ sở Cai nghiện ma tuý được tham gia nhiều hoạt động để sớm hoà nhập cộng đồng. |
Được biết, trước đây, để đưa các đối tượng bắt buộc vào trại cai nghiện, công an chỉ cần test nhanh, sau đó làm các thủ tục theo Nghị định 135/2004 rất đơn giản. Còn hiện nay thực hiện theo Nghị định 221/2013 thủ tục rất rườm rà. Theo quy trình, ban đầu cơ quan cấp xã, phường phải làm thủ tục, chuyển đi xác định tình trạng nghiện, qua phòng tư pháp thẩm định hồ sơ, chuyển qua phòng LĐ-TB&XH hoàn thành các thủ tục, rồi trình qua toà án mới ra quyết định, cả quá trình qua 5 cơ quan mất khá nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn.
Một bất cập hiện nay là hầu hết các địa phương đều có đối tượng nghiện, đứng đầu là TP Cà Mau với 547 đối tượng; Thới Bình 57 đối tượng; Trần Văn Thời 32 đối tượng... nhưng theo ông Nguyễn Văn Sánh, đối tượng nghiện trên địa bàn TP Cà Mau chiếm trên 70% toàn tỉnh, nhưng hiện nay chưa đồng loạt đưa được vào cai nghiện bắt buộc. Điều này cũng dấy lên nhiều lo ngại cho người dân và xã hội.
Khó hoà nhập cộng đồng
Theo nhận định của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, hầu hết các đối tượng sau cai nghiện đều tái nghiện, số đối tượng hoàn lương chỉ chiếm khoảng 5-6%. Đây được ví như căn bệnh mãn tính, khó lòng dứt ra được nếu không có sự quyết tâm và hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.
Cũng khó tránh "ngựa quen đường cũ", bởi sau cai nghiện, họ còn chịu quá nhiều sự thờ ơ, thiếu thiện cảm từ cộng đồng. Ông Nguyễn Văn Sánh cho biết: “Trước 45 ngày ra trại, cơ sở sẽ thông báo với gia đình và địa phương đến đón, nhận về quản lý để tái hoà nhập cộng đồng. Nhưng đã qua đa phần chỉ có gia đình hoặc bạn bè của đối tượng đến nhận chứ không có chính quyền địa phương”.
Ngoài ra, để có thể tái hoà nhập cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện, các đối tượng này đã được dạy nghề như cắt tóc, mộc, may dân dụng nhưng khi về địa phương hầu hết họ không tìm được việc làm. Cái nhìn thiếu thiện cảm, cái lắc đầu ... của những cơ sở kinh doanh từ chối không tuyển vô tình đẩy họ sớm trở lại con đường nghiện ngập.
Thêm vào đó, sau khi về địa phương, họ hầu như không có nơi để sinh hoạt, không được tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác nhằm giúp họ cai nghiện ma tuý, phục hồi sức khoẻ, nhân cách và hoà nhập cộng đồng. Chưa có cơ sở sản xuất nào dành riêng cho những người sau cai nghiện, chưa có nguồn vốn dành riêng cho những đối tượng này vay sản xuất, chưa có tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng.
Quá nhiều khó khăn cho những đối tượng sau cai nghiện có cơ hội được hoà nhập cộng đồng. Thiết nghĩ, để giảm đối tượng tái nghiện sau cai, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội, cần sự chung tay, trách nhiệm của cả cộng đồng./.
Hồng Nhung
上一篇: TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
下一篇: Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
猜你喜欢
- Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- Ba lý do để không quá lo ngại về lạm phát
- Bắt tạm giam nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 1,27 tỷ đồng
- Bắt tạm giam các đối tượng xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông
- Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- Báo Nhật: Việt Nam trong bộ ba châu Á kiểm soát Covid
- Mở bán căn hộ diễn ra mạnh mẽ cả ở Hà Nội và TP.HCM
- Những điều cấm kỵ sau bữa ăn no
- 5 phút sáng nay 4